Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 52 - 53)

7. Tổng quan tài liệu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN

1.3.3. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước

Một là, Chủ trương, chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH có vai trị

định hướng đầu tư, tác động đến đầu tư của quốc gia, của vùng, ngành, lĩnh vực và đôi khi tác động đến từng dự án cụ thể; do vậy, đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, tác động đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước . Quy hoạch phát triển KT-XH là cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong từng thời kỳ. Trong khi đó, tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước đều phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Do vậy, quy hoạch KT-XH chính là cơ sở, là nền tảng để xem xét, lựa chọn danh mục các dự án đầu tư; qua đó, quyết định việc phân bổ nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho từng ngành, từng lĩnh vực nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH theo chiến lược và quy hoạch đã được phê duyệt. Phân bổ nguồn vốn là khâu quan trọng nhất trong quy trình quản lý vốn đầu tư ngân sách nhà nước . Do vậy, để nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn đầu tư, các cấp chính quyền phải làm tốt cơng tác lập và phê duyệt các loại quy hoạch, đồng thời quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo đúng quy hoạch.

Hai là, Cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản từ ngân sách nhà nước . Đây là một trong những nhân tố trực tiếp tác động đến việc huy động và phân bổ, sử dụng vốn đầu tư. Các cơ chế, chính sách này được thể hiện qua các văn bản luật và văn bản hướng dẫn thi hành

31

luật, gồm: Luật ngân sách nhà nước , Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai, các luật thuế,… Cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tế, ổn định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ với những quy định rõ ràng, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả KT-XH cao. Ngược lại, chính sách chồng chéo, khơng phù hợp, chậm đổi mới sẽ gây khó khăn, cản trở cho công tác quản lý, làm giảm hiệu quả KT-XH của vốn đầu tư ngân sách nhà nước .

Ba là, Hệ thống định mức, đơn giá áp dụng trong quản lý chi phí đầu tư

xây dựng cơng trình. Đây là yếu tố quan trọng, là căn cứ tính tốn về mặt kinh tế tài chính của dự án, nó quyết định việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thốt, lãng phí. u cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình là tổng mức đầu tư, dự tốn xây dựng cơng trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng; tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng cơng trình. Trong thực tế, u cầu này thường khơng được đảm bảo; hầu hết các dự án đến khi kết thúc đầu tư, chi phí xây dựng đều vượt so với tổng mức đầu tư được duyệt lần đầu. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do: định mức kinh tế - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu; nhiều định mức, đơn giá thiếu căn cứ khoa học, không đồng bộ, không phù hợp thực tế; phương pháp định giá chưa dựa trên trên cơ sở giá thị trường làm ngưỡng giá; trượt giá nguyên vật liệu xây dựng quá lớn. Để quản lý tốt chi phí đầu tư xây dựng cơng trình; địi hỏi hệ thống định mức, đơn giá xây dựng cơ bản phải thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w