Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 57)

7. Tổng quan tài liệu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN

1.3.4. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một là, Tổ chức bộ máy được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản

lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước . Đặc điểm riêng có của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước về việc sở hữu vốn và sử dụng vốn

nói lên tính phức tạp trong quản lý nguồn vốn này. Ngồi ra, do đặc điểm chung của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là thực hiện qua rất nhiều khâu, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, nên bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước gồm nhiều cơ quan nhà nước, được phân cơng thực hiện từng khâu trong quy trình quản lý (phân bổ, giao kế hoạch vốn; thanh toán vốn; quyết toán vốn đầu tư). Tổ chức, hoạt động của bộ máy này đóng vai trị quyết định đến cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước . Tổ chức bộ máy cần gọn nhẹ nhưng phải đủ năng lực quản lý, phù hợp với tình hình thực tiễn và mục tiêu quản lý của từng thời kỳ; tránh trùng lắp nhưng khơng được bỏ sót nhiệm vụ quản lý; đảm bảo kiểm tra, kiểm sốt được lẫn nhau trong q trình thực hiện nhiệm vụ quản lý. Nếu tổ chức bộ máy khơng phù hợp thì cơng tác quản lý vốn đầu tư sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thốt, lãng phí.

Hai là, Trình độ của đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn cao, phẩm

chất đạo đức tốt sẽ xử lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ, qua đó đảm bảo việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đúng mục đích, đối tượng, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, đồng thời hạn chế được rủi ro xảy ra sai phạm.

Sản phẩm xây dựng cơ bản được hình thành thơng qua nhiều khâu tác nghiệp tương ứng với nhiều chủ thể chiếm hữu và sử dụng vốn nên hiệu quả của đồng vốn vị nhiều chủ thể chi phối. Đặc điểm nhiều chủ thể chiếm hữu và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nói lên tính phức tạp của quản lý và sử dụng vốn. Chủ thể quản lý ở đây bao gồm cả chủ thể quản lý vĩ mô và chủ thể quản lý vi mô (từng dự án). Chủ thể quản lý vĩ mô bao gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước theo từng phương diện hoạt động của dự án. Chủ thể quản lý vi mô bao gồm chủ đầu tư, chủ dự án, các nhà thầu. Đối với các dự án nhà nước, “người có thẩm quyền quyết định đầu

tư” xuất hiện với 2 tư cách: tư cách quản lý vĩ mô dự án và tư cách chủ đầu tư

- quản lý vi mô dự án. Với các tư cách này “người có thẩm quyền quyết

đầu tư” quyết định nhiều vấn đề mà chủ đầu tư trong các dự án khác (không sử dụng ngân sách nhà nước ) quyết định. Với tư cách chủ đầu tư, họ phải ra

nhiều quyết định để hiệu quả tài chính dự án là lớn nhất. Với tư cách nhà nước, họ phải ra quyết định để hiệu quả kinh tế quốc dân là cao nhất. Nhiệm vụ khó khăn của “người có thẩm quyền quyết định đầu tư” là kết hợp hiệu quả này. Tuy nhiên, chủ đầu tư (thay mặt nhà nước) sẽ là người mua hàng của các chủ thầu, doanh nghiệp xây dựng, tư vấn (chủ thể thứ S). Các doanh nghiệp này lại phải hoạt động trên quy luật thị trường, vừa bị khống chế bởi lợi nhuận. Để tồn tại, vừa bị khống chế chất lượng sản phẩm xây dựng, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của chủ đầu tư trên cơ sở của các bản thiết kế, dự án và các điều khoản hợp đồng. Do vậy, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, bảo đảm cho hệ thống bộ máy hoạt động đồng đều, đúng chức năng và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đầu tư.

Ba là, Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước . Hoạt động của hệ thống này góp phần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ; cụ thể là hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn, giám sát với mục tiêu chính là ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm nếu xảy ra. Kiểm tra là xem xét, đánh giá các hoạt động của các chủ thể đúng quy định hay khơng; mục đích chính là uốn nắn, chấn chỉnh các sai sót. Thanh tra là việc nhân danh quyền lực nhà nước xem xét hoạt động tại chỗ của các cơ quan, địa phương nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Kiểm tốn là xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước . Giám sát là theo dõi một hoạt động và buộc đối tượng phải làm theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định. Đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước luôn luôn là một hoạt động dễ phát sinh các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, thất thốt lãng phí nguồn lực

34

của Nhà nước. Hệ thống kiểm tra, giám sát nếu được vận hành đúng theo mục tiêu, nhiệm vụ và có kết quả tốt sẽ giúp hạn chế và ngăn chặn các tệ nạn này, đồng thời góp phần hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư ngân sách nhà nước .

1.3.5. Năng lực tổ chức thực hiện dự án của chủ đầu tư và các ban quản lý dự án

Do năng lực tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư và ban quản lý dự án còn yếu kém nên gây ra sự lãng phí vốn của Nhà nước.

Nếu năng lực khơng tốt sẽ khiến cho q trình này kéo dài dẫn đến chậm tiến độ của dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w