Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 121 - 126)

7. Tổng quan tài liệu

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

2.3.3. Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Vốn ngân sách nhà nước chi cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản gắn liền với quá trình thực hiện dự án đầu tư, thường kéo dài qua nhiều năm; do đó, cơng tác quyết tốn vốn đầu tư ngân sách nhà nước phải thực hiện dưới 02 hình thức là: quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách và quyết tốn dự án hồn thành.

2.3.3.1. Quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách

Hàng năm, khi kết thúc niên độ ngân sách, các đơn vị chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn đầu tư và KBNN Krông Năng chịu trách nhiệm lập báo quyết tốn vốn đầu tư gửi Phịng Tài chính – Kế hoạch thẩm định để làm cơ sở tổng hợp vào tổng quyết toán chi ngân sách huyện.

Các đơn vị chủ đầu tư mới bắt đầu thực hiện quyết toán vốn đầu tư ngân sách tỉnh theo niên độ ngân sách theo quy định tại Thông tư số Số: 85/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 “Quy định việc quyết toán vốn

đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm” và Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 15/3/2017

của UBND tỉnh ĐắkLắk “về quy định trình lập, gửi, thẩm định và thơng báo

kết quả thẩm định quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo niên độ ngân sách hàng năm thuộc nguồn vốn do địa phương quản lý”. Phòng Tài chính – Kế hoạch đã thường xun đơn đốc các đơn vị chủ đầu tư báo cáo quyết toán, tuy nhiên, vẫn còn nhiều đơn vị chưa chấp hành hoặc chấp hành quyết tốn chưa nghiêm, chưa đúng quy định.

Bộ Tài chính đã quy định cơ quan tài chính có quyền tạm đình chỉ thanh tốn vốn đầu tư của các đơn vị khơng báo cáo quyết tốn vốn đầu tư theo niên độ; nhưng thực tế những năm qua, Phịng Tài chính – Kế hoạch

chưa tham mưu cho UBND huyện sử dụng quyền này, vì lý do nể nang, ngại va chạm. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng quy định: nếu các đơn vị chủ đầu tư không lập báo cáo quyết tốn theo niên độ ngân sách, thì cơ quan tài chính căn cứ báo cáo quyết toán năm của KBNN, kiểm tra, tổng hợp vào quyết toán ngân sách nhà nước các cấp. Do vậy, hầu hết cơ quan tài chính ít quan tâm đến cơng tác quyết toán vốn đầu tư theo niên độ của chủ đầu tư, vì đã có báo cáo quyết tốn do KBNN lập có độ tin cậy cao hơn, đầy đủ thông tin để thực hiện cơng tác tổng quyết tốn ngân sách nhà nước .

Đối với Phịng Tài chính – Kế hoạch Krơng Năng, từ trước đến nay, công tác tổng quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm đều dựa trên số liệu báo cáo quyết tốn của KBNN Krơng Năng, chưa đủ điều kiện để tổng hợp số liệu từ báo cáo quyết toán của các đơn vị chủ đầu tư. KBNN Krông Năng đã quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư rất chặt chẽ, chi tiết theo từng dự án từ lúc khởi công cho đến khi hồn thành, quyết tốn và tất toán tài khoản. Do vậy, báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách của KBNN Krông Năng đáp ứng yêu cầu cho Phịng Tài chính – Kế hoạch lập báo cáo quyết tốn chi ngân sách nhà nước , đầy đủ thơng tin từ tổng hợp đến chi tiết, phản ánh được cơ cấu thành phần chi đầu tư trong tổng số quyết tốn.

2.3.3.2. Quyết tốn vốn đầu tư dự án hồn thành

Trong những năm gần đây, cơng tác quyết tốn vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước đã có nhiều tiến bộ, ngày càng đi vào nề nếp; cơng tác thẩm tra, phê duyệt quyết tốn đã đạt kết quả tốt hơn cả về số lượng lẫn chất lượng.

Bảng 2.13. Tình hình thẩm tra và quyết tốn dự án hồn thành

Năm

82

(Nguồn: Phịng Tài chính- Kế hoạch huyện Krơng Năng) Giai đoạn 2016-

2020, theo phân cấp của UBND tỉnh ĐắkLắk tại Quyết định số: 22/2018/QĐ- UBND, ngày 12/9/2018, UBND huyện Krơng Năng có thể phê duyệt dự án đầu tư và quyết tốn dự án hồn thành trên địa bàn huyện có cơ cấu vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện dưới 10 tỷ đồng. Đồng thời, với sự quyết liệt chỉ đạo của UBND huyện đối với chủ đầu tư nên số lượng cơng trình hồn thành thực hiện quyết tốn nhiều; Phịng Tài chính – Kế hoạch đã thực hiện tốt cơng tác thẩm tra, tất cả các dự án hoàn thành sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ quyết toán hợp lệ, đều đã được thẩm tra kịp thời, trả kết quả cho chủ đầu tư đúng thời hạn do Bộ Tài chính quy định tại Thơng tư số 19/2016/TT-BTC ngày 14/02/2016; chất lượng thẩm tra hồ sơ ngày càng nâng cao, đảm bảo sự tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư; phát hiện và loại bỏ nhiều khoản chi phí bất hợp lý trong giá trị cơng trình, góp phần chống thất thốt vốn đầu tư ngân sách nhà nước . Số liệu bảng 2.13 cho thấy, tổng số cơng trình quyết tốn là 311 cơng trình, số tiền tiết kiệm sau thẩm tra, quyết toán là 29,09 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm do cắt giảm so với đề nghị của chủ đầu tư là 8,74%.

Có được những thành quả đó là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

- UBND huyện Krơng Năng đã có nhiều văn bản chỉ đạo đẩy mạnh

cơng tác quyết tốn dự án hồn thành; ưu tiên bố trí vốn thanh tốn nợ cho

các dự án đã được phê duyệt quyết tốn, chỉ bố trí tối đa 90% vốn đầu tư cho các dự án đã hồn thành chờ quyết tốn.

- Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 02 năm 2020 Quy định

về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, đã có một số điểm thay đổi tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơng tác quyết tốn dự án hoàn thành: + Một là, khi quyết định đầu tư hoặc giao nhiệm vụ chủ đầu tư; các bộ, ngành, địa phương không giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư có 3 dự án trở lên vi phạm quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán chậm hơn 6 tháng.

+ Hai là, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm bố trí đủ vốn để thanh tốn cho dự án đã phê duyệt quyết tốn. Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết tốn, các đơn vị chủ đầu tư phải hoàn thành việc giải quyết cơng nợ và làm thủ tục tất tốn tài khoản đầu tư của dự án tại cơ quan thanh toán vốn đầu tư;

+ Ba là, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết tốn được sử dụng kết quả kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và doanh nghiệp Kiểm toán độc lập làm căn cứ để thẩm tra quyết toán dự án. Cơ quan Kiểm toán Nhà nước và doanh nghiệp kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm về nội dung và giá trị kiểm tốn báo cáo quyết tốn do mình thực hiện.

Tuy nhiên, cơng tác quyết tốn dự án hồn thành của huyện Krơng Năng trong những năm qua vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Một số chủ đầu tư và nhà thầu vẫn cịn xem nhẹ cơng tác quyết tốn;

nhất là những dự án, cơng trình đã được tạm ứng hoặc thanh toán gần đủ vốn. Chưa có chế tài mạnh đối với chủ đầu tư vi phạm nên các chủ đầu tư chưa quan tâm đến công tác quyết tốn, các nhà thầu thi cơng xong cơng trình này thì tập trung tìm kiếm, triển khai thi cơng cơng trình khác.

- Cịn nhiều dự án vi phạm quy định về thời gian lập báo cáo quyết

toán; nhiều chủ đầu tư chưa chấp hành tốt các quy định về QLDA, quản lý hồ

84

sơ cơng trình; cịn 22 dự án nhóm C đã hồn thành trên 6 tháng nhưng chưa quyết tốn.

- Giải ngân khơng hết kế hoạch vốn hằng năm đã trở thành phổ biến;

quản lý vốn tạm ứng chưa chặt chẽ, vốn đầu tư ngân sách nhà nước còn bị chiếm dụng trong thời gian dài (huyện còn 2 cơng trình tạm ứng vốn gần 01 tỷ đồng nhưng chưa thu hồi vốn).

Tóm lại, qua cơng tác lập, giao kế hoạch vốn; kiểm sốt, thanh tốn vốn; q trình thi cơng cơng trình và quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Krông Năng đã mang lại nhiều hiệu quả sau đầu tư, đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Kết quả thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo đúng định hướng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, xã hội và quốc phịng an ninh. Cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nhóm ngành nơng - lâm - thủy sản; trong đó, ngành nơng lâm thủy sản giảm 4,7%; ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng 2,69%, các ngành dịch vụ tăng 2,01% so với năm 2016; các kết quả về cơ sở hạ tầng, văn hóa – xã hội phát triển nhiều hơn so với năm 2016 như đã phân tích ở phần trên. Vốn đầu tư đã được ưu tiên cho việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản và bố trí cho các dự án dở dang để thi cơng hồn thành đưa vào sử dụng; điều đó thể hiện qua hệ số huy động TSCĐ tăng lên đáng kể so với các năm trước. Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy, Hệ số huy động TSCĐ tăng từ 35% năm 2016 lên 54% năm 2020.

Tuy nhiên, Hệ số huy động TSCĐ từ nguồn vốn đầu tư ngân sách huyện còn thấp, điều này phản ánh thực trạng vốn đầu tư đã được bố trí khá phân tán, thiếu tập trung như đã phân tích ở trên; nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản của huyện là quá lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư rất hạn chế; kết hợp với sự dễ dãi, tùy tiện trong việc ban hành chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án

đầu tư đã đẫn đến sự mất cân đối nghiêm trọng giữa nhu cầu vốn cho các dự án đã được duyệt và khả năng cung ứng vốn đầu tư.

Bảng 2.14. Tình hình huy động Tài sản cố định qua đầu tư xây dựng cơ

NĂM 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng cộng

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Krông Năng)

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện krông năng, tỉnh đắk lắk (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w