Hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch tràng an, ninh bình (Trang 27 - 31)

8.1. Thực trạng nguồn khách đến Tràng An

Khu sinh thái hang động chính thức mở cửa, khai trương đón khách ngày 10/4/2008. Hơn một tháng sau đó, ngày 17/5/2008, nhân dịp đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, khu núi chùa Bái Đính cũng khánh thành giai đoạn I, vinh dự đón đồn đại biểu Liên Hợp Quốc và giáo hội Phật giáo Việt Nam tề tựu về đây tham quan, lễ Phật. Như vậy tính cho đến nay, du lịch Tràng An mới chỉ bắt đầu tiến hành được 4 năm nhưng ngày càng thu hút được một lượng khách khá lớn cả trong và ngồi nước.

Tình hình khách đến khu du lịch sinh thái Tràng An giai đoạn 2009 – 2011

Bảng 3: Số lượt khách đến Tràng An giai đoạn 2009 – 2011

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tăng trưởng bình quân

năm (%)

Số lượt % Số lượt % Số lượt %

Tổng LK 696464 100 1064501 100 1236039 100 15,13

Quốc tế 73362 10,53 76846 7,22 90224 7,3 11,08

Nội địa 623102 89,47 987655 92,78 1145815 92,7 37,26

(Nguồn: Phòng Thống kê Thương mại – Cục Thống kê Ninh Bình)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị trường khách chính của Tràng An là thị trường nội địa, tổng lượt khách nội địa chiếm 91,65% tổng lượt khách với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 37,26% qua 3 năm. Khách du lịch nội địa chủ yếu đến từ vùng đồng bằng sơng Hồng, theo hình thức du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. Trong khi đó, tổng lượt khách quốc tế chỉ chiếm 8,35 tổng lượt khách, với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 11,08% qua 3 năm. Khách du lịch quốc tế chủ yếu đến từ Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do tỉnh Ninh Bình đã có những nhận định và chủ trương đúng đắn về phát triển DLST, coi Tràng An là một trong những khu du lịch trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch này. Hơn nữa, trong những năm qua, cơng tác quảng bá hình ảnh điểm đến Tràng An đã có nhiều tiến bộ, các tour farmtrip thường xuyên được tổ chức tại đây thu hút một lượng lớn các nhà báo, các công ty lữ hành, các tổ chức quốc tế,…

Biểu đồ 1: Tình hình khách đến Tràng An giai đoạn 2009 – 2011

Nhận xét chung: Qua 3 năm, ta thấy tổng lượt khách đến Tràng An có nhiều biến động, nhất là đối với khách du lịch nội địa. Số lượng khách quốc tế có xu hướng tăng dần qua các năm, đây là dấu hiệu khả quan cho ngành du lịch Tràng An. Đại đa số khách quốc tế đến Tràng An với mục đích tham quan, ngắm cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp độc đáo và hấp dẫn của khu sinh thái hang động. Ngược lại, một phần không nhỏ khách du lịch nội địa đến đây với mục đích vãn cảnh chùa, lễ Phật, tìm hiểu văn hóa và di tích lịch sử.

Thị phần khách Tràng An so với toàn tỉnh

Bảng 4: Thị phần khách Tràng An so với tồn tỉnh Ninh Bình (2009 – 2011)

Đơn vị tính: Lượt khách

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tràng An Ninh Bình % so với NB Tràng An Ninh Bình % so với NB Tràng An Ninh Bình % so với NB Tổng LK 696464 2199975 16,85 1064501 3096589 13,1 1236039 3247888 15,0 Quốc tế 73362 591403 12,4 76846 663284 11,6 90224 663164 13,6 Nội địa 623102 1608572 38,74 987655 2433305 40,6 1145815 2584724 44,3

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)

Qua đó, dễ dàng nhận thấy rằng số lượt khách đến Tràng An chiếm tỷ trọng khơng nhỏ so với tổng lượt khách đến Ninh Bình. Điều này cho thấy, Tràng An đã và đang là một khu du lịch hấp dẫn, không thể thiếu được trong các tour du lịch đến Ninh Bình của khách du lịch.

Tính thời vụ trong du lịch chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiều yếu tố như thời gian rảnh rỗi của khách, mức độ khai thác tài nguyên du lịch, khí hậu,…Nhưng trong đó, nhân tố khí hậu tác động sâu sắc, quyết định đến việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển,… Khu du lịch sinh thái Tràng An cũng khơng nằm ngồi quy luật đó, do đó cần phân tích quy luật thời vụ trong kinh doanh du lịch tại đây.

Bảng 5: Số lượt khách đến Tràng An theo từng tháng giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: lượt khách

Tháng Khách quốc tế Khách nội địa

2009 2010 2011 ITV 2009 2010 2011 ITV 1 4278 4011 6900 0.75 33681 53732 56960 0.61 2 11753 12252 12252 1.80 93785 199923 257524 2.31 3 10478 11011 15300 1.83 158119 225060 272267 2.75 4 9872 11011 12200 1.65 165557 198321 244116 2.55 5 4819 4941 7540 0.86 35778 51595 64624 0.63 6 4620 4950 4998 0.73 25227 46066 45681 0.49 7 4736 5000 5121 0.74 24218 43276 39433 0.44 8 4457 4582 5000 0.70 23144 42695 43922 0.45 9 4723 5012 5126 0.74 26740 42474 43028 0.46 10 4751 5124 5525 0.77 26296 42053 42610 0.46 11 4495 4500 5050 0.7 21732 40229 39796 0.42 12 4380 4452 5212 0.7 25418 40657 40968 0.44

(Nguồn: Phòng Thống kê Thương mại – Cục Thống kê Ninh Bình)

Biểu đồ 2: Quy luật thời vụ trong kinh doanh du lịch ở Tràng An

Qua biểu đồ và bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: Số lượng khách đến Tràng An, cả quốc tế và nội địa đều đông nhất là từ tháng 2 đến tháng 4. Sở dĩ như vậy

vì khoảng thời gian này là thời gian sau Tết Nguyên Đán, bắt đầu một năm mới, bước vào mùa xuân - mùa của lễ hội; du khách có điều kiện, thời gian nhàn rỗi nhiều và cũng do phong tục du xuân, lễ Phật chào mừng năm mới của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là thời điểm diễn ra lễ hội đền Đinh – Lê, lễ hội chùa Bái Đính,… thu hút sự tham gia của rất nhiều du khách. Ngược lại, vào các tháng giữa năm như 6, 7, 8 lượng khách đến ít hơn do đây là mùa hạ, thời tiết nóng bức, khách du lịch thường lựa chọn địa điểm du lịch là các bãi biển với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển nhiều hơn. Vào các tháng 8, 9, 10 là thời gian của mùa mưa lũ, nước trong các hang động lên rất lớn, do đó trong nhiều hang động, đặc biệt là hang Tối có trần hang thấp, thuyền bè không lưu thông được. Vào mùa mưa lũ lớn này, lượng khách du lịch giảm, chỉ có một lượng khơng lớn khách du lịch đi lễ chùa bằng tuyến du lịch đường bộ trên núi.

Ở Tràng An, mùa cao điểm tương đối ngắn, chỉ bao gồm 3 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4). Do đó, để khắc phục tính thời vụ tại đây, nhất là vào các tháng vắng khách thì cần có những biện pháp “kéo” khách bằng cách kéo dài mùa du lịch, đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ,…

8.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch

Bảng 6: Kết quả kinh doanh du lịch Khu du lịch sinh thái Tràng An (2009-2011)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh thu 29,65 32,47 39,21 ± % ± % 2.819 9,51 6.740 20,76

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)

Tại khu du lịch sinh thái Tràng An, doanh thu từ hoạt động du lịch chủ yếu từ hoạt động bán vé tham quan (vé đò). Điều này xuất phát từ thực trạng: khu du lịch này đang ở giai đoạn đầu xây dựng, CSVC-KT chưa hoàn thiện nên các nguồn thu như lữ hành, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí đều nằm ngồi phạm vi của khu du lịch. Tuy vậy, Tràng An cũng có doanh thu đáng kể và tăng dần trong 3 năm từ 29,65 tỷ đồng năm 2009 lên 39,21 tỷ đồng năm 2011 với tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 15,13%.

Bảng 7: Doanh thu của một số khu, điểm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 – 2011

Khu, điểm du lịch Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tốc độ tăng trưởng bình quân năm (%) Tràng An 29.649 32.468 39.208 15,13 Tam Cốc – Bích Động 15.719 16.400 18.016 7,09 Vân Long 1.543 1.767 1.698 5,31 Cúc Phương 3.177 3.724 4.045 12,92

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình)

So sánh với kết quả kinh doanh du lịch của một số khu, điểm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 – 2011, ta thấy mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng doanh thu du lịch của Tràng An vẫn đạt mức cao, đứng đầu toàn tỉnh.

Với lợi thế là một “vịnh Hạ Long trên cạn” của Ninh Bình, trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, từ sự đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, du lịch Tràng An đã có những bước chuyển đáng kể, đóng góp chung vào sự phát triển chung của ngành du lịch Ninh Bình và sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng, tạo ra công ăn việc làm cho 1.545 lao động trực tiếp tại địa phương với thu nhập trung bình là 2,7 triệu đồng/người/tháng làm cho đời sống nhân dân trong vùng ngày càng cải thiện hơn, cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp thốt nước,… được đầu tư tại khu du lịch ngồi mục đích phục vụ khách du lịch còn nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân địa phương; tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch đã bắt đầu được khơi dậy và phát huy theo hướng DLST đã góp phần tơn tạo và làm đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử nơi đây.

Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, bảng kết quả doanh thu trên chưa phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh doanh du lịch tại Tràng An. Vì vậy, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, với tư cách là chủ đầu tư, đơn vị quản lý và tổ chức điều hành khu du lịch hiện nay phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc báo cáo định kỳ kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tại Tràng An để làm cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch tràng an, ninh bình (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w