Quan điểm và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch tràng an, ninh bình (Trang 41 - 45)

hình du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An

I. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch sinhthái Tràng An thái Tràng An

1. Quan điểm và định hướng phát triển

1.1. Phát triển phải có tính hệ thống

Phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình và phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch cả nước và các tỉnh lân cận.

1.2. Phát triển bền vững và hài hịa với mơi trường

Cơ bản của phát triển du lịch bền vững và hài hịa với mơi trường là cần đánh giá được các tác động đến môi trường và xã hội của mỗi dự án. Phát triển DLST phải đi đôi với việc bảo vệ mơi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác, tôn tạo các loại tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Đối với tất cả các hoạt động phát triển, kế hoạch khoanh vùng là hết sức cần thiết để xác định được khu vực nào có thể phát triển du lịch được, khu vực nào cần giữ nguyên hiện trạng, vừa để bảo vệ thiên nhiên, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương.

Một điều hết sức lưu ý là tác động đến môi trường không chỉ liên quan trực tiếp đến lượng khách tại Tràng An mà còn liên quan đến cơ sở hạ tầng được xây dựng cũng như các hoạt động của du khách và người dân địa phương. Do đó, phát triển du lịch bền vững và hài hịa với mơi trường có nghĩa là:

∗ Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoanh nuôi, tái sinh phục hồi và giữ gìn tồn vẹn sinh thái. Điều đó có nghĩa là phải phát triển bền vững và lâu dài các nguồn tài nguyên để sau này các thế hệ sau có thể gìn giữ và phát huy.

∗ Đảm bảo đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực từ du lịch đến mơi trường. Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với mơi trường, khai thác đặc tính của mơi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi đặc tính của mơi trường. Vì vây, phát triển DLST ở Tràng An phải đảm bảo sự phát triển môi trường sinh thái tự nhiên, nhân văn, xã hội bền vững với quan điểm phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng phải gắn với việc bảo tồn và tơn tạo các

di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan mơi trường bền vững, đồng thời phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những luồng văn hóa độc hại.

∗ Phát triển du lịch theo hướng cộng đồng.

Hiện tại, cuộc sống của người dân tại khu du lịch sinh thái Tràng An cịn nhiều khó khăn, phần lớn đều hoạt động trong lĩnh vực lao động phổ thơng, vì vậy phát triển du lịch nơi đây có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng địa phương. Người dân có lợi thì mới tham gia tích cực hơn trong việc bảo tồn tài ngun. Do đó, cần nâng cao nhận thức về cơng tác bảo tồn, bảo vệ môi trường cũng như bồi dưỡng kiến thức cơ bản về DLST cho người dân tại đây nhằm góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo với môi trường thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng ở khu du lịch sinh thái Tràng An bao gồm các cá nhân và các cơ quan đoàn thể tại xã Gia Sinh – huyện Gia Viễn; xã Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Hải, Ninh Hòa – huyện Hoa Lư, xã Ninh Nhất, phường Ninh Thành – TP Ninh Bình.

1.3. Phát triển phải mang tính đồng bộ

Phát triển DLST tại khu du lịch sinh thái Tràng An phải gắn với việc phát triển đồng bộ CSHT, CSVC-KT phục vụ nhu cầu DLST của khách du lịch. Sự phát triển hoàn chỉnh của hệ thống CSHT càng hợp lý thì việc khai thác các điểm đến càng tối ưu bởi vì yếu tố thuận tiện ln là một trong những tiêu chuẩn hấp dẫn, quan trọng nhất của du lịch. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà hàng, các cơng trình kĩ thuật phục vụ du lịch cũng góp phần thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch đến với Tràng An.

1.4. Phát triển du lịch gắn với đảm bào an ninh, trật tự an toàn xã hội

Quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý phát triển du lịch, trong thiết kế quy hoạch khơng gian du lịch, trong việc phân tích, đánh giá và quảng bá xúc tiến du lịch Tràng An.

2. Mục tiêu phát triển

 Phát triển khu du lịch sinh thái Tràng An nhằm:

Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch làm cơ sở để lập ra các kế hoạch trung và ngắn hạn, các quy hoạch cụ thể và các dự án phát triển du lịch trên địa bàn khu du lịch sau khi dự án xây dựng khu du lịch trọng điểm

Tràng An hồn thành, đảm bảo tính khả thi, cân đối cung - cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy thế mạnh, tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và “đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ trở thành ngành có tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh” nói chung.

 Thực hiện các mục tiêu này cần làm những việc như sau:

− Đánh giá một cách tổng hợp và có hệ thống các điều kiện, tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch và hiện trạng phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An

− Xác định vị trí, quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An trong tổng thể quy hoạch phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

− Đề xuất và định hướng các dự án đầu tư phát triển du lịch làm cơ sở kêu gọi vốn đầu tư trong và ngồi nước.

− Định hướng phát triển các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An.

− Nghiên cứu và đề xuất một số vấn đề về đánh giá tác động môi trường do hoạt động du lịch gây ra và các giải pháp để bảo vệ và tôn tạo tài ngun, mơi trường du lịch góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

− Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị tổ chức thực hiện quy hoạch.

3. Các tính tốn dự báo

3.1. Cơ sở lập dự báo

− Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch của khu du lịch sinh thái Tràng An (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

− Định hướng phát triển du lịch của vùng đồng bằng Bắc bộ

− Xu hướng tăng trưởng nguồn khách trên các tuyến du lịch quốc gia

− Tính chất mùa vụ trong kinh doanh du lịch của khu du lịch sinh thái Tràng An và của tỉnh Ninh Bình.

3.2. Các chỉ tiêu dự báo

Dự báo số lượt khách du lịch đến Tràng An giai đoạn 2012 – 2020

phương pháp hồi quy tương quan để xác định hàm xu thế. Để đơn giản, ta loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác đến mối quan hệ giữa số lượng khách với nhân tố thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Ta chỉ cần xây dựng hàm xu thế cho tổng lượt khách và khách quốc tế đến Tràng An, từ đó biết được số lượt khách nội địa.

+ Hàm xu thế của tổng lượt khách: YTLK = 459425 + 269778 * t + Hàm xu thế của khách quốc tế: YQT = 63282 + 8431 * t

Bảng 16: Dự báo số lượt khách du lịch đến Tràng An giai đoạn 2009 -2011

Đơn vị tính: Lượt khách Chỉ tiêu 2012 2015 2020 Tổng LK 1.538.537 2.347.871 3.696.761 Khách quốc tế 97.006 122.299 164.454 Khách nội địa 1.441.531 2.225.572 3.532.307  Thị trường mục tiêu

Sản phẩm du lịch chủ yếu của Tràng An là hình thức du lịch sinh thái; du lịch lịch sử, văn hóa; du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch khám phá hang động kỳ thú; du lịch sinh thái núi đá, rừng cây nguyên sinh. Bên cạnh đó, trong tương lai cần bổ sung thêm các sản phẩm du lịch chuyên đề như: du lịch leo núi, mạo hiểm; du lịch vui chơi, giải trí; du lịch nghiên cứu khoa học, lịch sử; du lịch bơi thuyền, lướt ván, câu cá.

∗ Thị trường khách quốc tế trọng điểm:

− Khách Úc: Đây là thị trường mục tiêu mà Tràng An cũng như Ninh Bình cần hướng đến vì tính ổn định cao, ít biến động và tăng trưởng đều đặn hàng năm

− Khách Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản,…): đây là thị trường triển vọng của Việt Nam nói chung và Tràng An nói riêng. Họ thường đi theo các đồn lớn và du lịch bằng tàu biển đang là mốt của họ.

−Khách Tây Âu: Khách Tây Âu có tỷ lệ đi du lịch cao, đặc biệt là khách Pháp. Thị trường này cần được ưu tiên khai thác tại Tràng An.

∗ Thị trường khách nội địa: Là thị trường trọng điểm do tính ổn định và xu hướng đi du lịch tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên. Hướng khai thác đối với khách nội địa là đầy mạnh các tour ngắn ngày, tour cuối tuần, tham quan, các hoạt động vui chơi, giải trí,…Trong thời gian tới, cần tập trung khai thác thị trường khách trong tỉnh, ở các đô thị, trước mắt là Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện việc phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch tràng an, ninh bình (Trang 41 - 45)