II. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Tràng An
1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý
Hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An hiện nay chịu sự quản lý của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường vốn là đơn vị thi cơng chính tồn bộ gói thầu xây dựng CSHT, CSVC-KT của khu du lịch này. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển du lịch của khu vực trong hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai. Do đó, cần có cơng tác tổ chức quản lý một cách cụ thể từ các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn về du lịch. Cụ thể là:
∗ Trong hiện tại: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Ninh Bình, Ban
chỉ đạo về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình cùng bắt tay, phối hợp với doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường trong công tác quản lý và phát triển đồng thời với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái ở khu du lịch Tràng An. Trong đó, Sở VHTTDL Ninh Bình đại diện cho quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn phải đóng vai trị chủ đạo trong việc xây dựng và định hướng phát triển. Cụ thể là giúp đỡ đơn vị chủ quản xây dựng chương trình du lịch, đào tạo tay nghề, nâng cao hiểu biết về đặc trưng nghề nghiệp cho người lao động, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch ngay từ giai đoạn đầu hình thành và phát triển,…; chuẩn bị phương án, chương trình hoạt động, mơ hình quản lý khu du lịch trong những năm tiếp theo. Đối với doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, việc làm hết sức cấp thiết hiện nay là phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác tổ chức quản lý, bổ sung thêm lực lượng bảo vệ tại các điểm tham quan, giám sát chặt chẽ các hoạt động diễn ra thường ngày cũng như nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng của khách du lịch và người lao động tại đây.
∗ Trong tương lai: Thực hiện công tác quản lý chung về du lịch cho đến khi dự
án xây dựng CSHT và CSVC-KT hoàn thành và bàn giao lại cho cơ quan quản lý nhà nước. Trong thời gian này, tích cực nghiên cứu thực tiễn và lý luận phát triển du lịch tại khu du lịch sinh thái Tràng An, xây dựng quy hoạch chi tiết, cụ thể cho sự phát triển khu du lịch.
Với phương châm đó, phải kiện tồn bộ máy của Sở VHTTDL Ninh Bình; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hồn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến các huyện có địa bàn quản lý là khu du lịch; hồn thiện
hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp UBND, HĐND các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, TP Ninh Bình thuận tiện trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.
Kiện toàn Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An trực thuộc UBND tỉnh trên cơ sở kinh nghiệm và mơ hình quản lý thành cơng của Ban quản lý khu du lịch Tam Cốc – Bích Động với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như: quản lý và bảo vệ tài nguyên du lịch theo quy hoạch; quản lý quy hoạch và các hoạt động đầu tư xây dựng trong khu du lịch; quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên kinh doanh du lịch; quản lý và điều tiết các nguồn thu từ vé danh lam, phí khai thác tài nguyên; cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đủ điều kiện. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo về phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình tại khu du lịch sinh thái Tràng An.