Thực trạng quản lý thủy sản trước khi thực hiện ĐQL

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

Vùng đầm phá Vinh Giang với diện tích khoảng 1260 ha, có hơn 300 hộ trong và ngồi xã có liên quan đến vùng đầm phá với nhiều cách thức khai thac khác nhau. Số lượng hộ chuyên sống bằng nghề KTTS tăng mạnh tạo sức ép lên đầm phá rất lớn. Với quan niệm “điền tư ngư chung” người dân có tư tưởng mệnh ai nấy khai thác, tranh nhau khai thác càng nhiều càng tốt không ai quan tâm tới việc đánh bắt non, giá trị thấp, đánh bắt nhiều sẽ ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên do vậy nên các ngư cụ khai thác hủy diệt tăng mạnh, xuất hiện nghề lừ mắt lưới nhỏ và phát triển rất nhanh.

Mặc dù đã có nhiều văn bản được ban hành, UBND xã Vinh Giang đã hết sức cố gắng trong việc thực thi trách nhiệm quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng chưa thể quản lý một cách hiệu quả mà ngày càng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản : Thứ nhất, thực tế cho thấy chính quyền địa phương khơng có đủ cán bộ, thời gian, kinh phí, nguồn lực đủ mạnh đẻ duy trì trật tự quản lý vì các hoạt động vi phạm diễn ra khắp nơi. Thứ hai, nguyên nhân quan trọng là ngư dân chưa tham gia tích cực vào việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương mình. Do vậy tài nguyên đầm phá Vinh Giang ngày một cạn kiệt.

Vấn đề đặt ra là phải cải tiến quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm phá đặc biệt có sự tham gia tích cực của cộng đồng sử dụng tài nguyên cùng với chính quyền trong hoạt động quản lý thủy sản.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w