- Về pháp lý thì chi hội nghề cá Giang Xuân được UBND Xã Vinh Giang, tỉnh hội nghề cá, Phòng NN&PTNT, Phòng TN&MT huyện Phú Lộc Giang, tỉnh hội nghề cá, Phòng NN&PTNT, Phòng TN&MT huyện Phú Lộc thẩm định hồ sơ và trao quyền, tiến hành định vị và cắm mốc diện tích mặt nước. Ngồi ra chi hội còn được hỗ trợ pháp lý từ các xã khác và tư vấn của dự án IMOLA định vị diện tích sáo và xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể. Dự án ĐQL tài nguyên cũng hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức trong bảo vệ
và quản lý tài nguyên đầm phá.
Mục tiêu tiếp theo của hội là kết nạp được 250 hội viên vào chi hội. Về vấn đề tài chính thì ngồi nguồn thu phí nhập hội, lệ phí hội viên thì cịn được UBND xã trích % từ các hoạt động đấu thầu rong câu, lệ phí sáo, lệ phí khai thác di động và tiền thu phạt từ các hoạt động trái phép tổng thu trong năm 2010 là 20 triệu đồng. Với đa dạng hoạt động và thu hút quan tâm của cộng đồng như hiện nay thì chi hội có thể đạt tới mục tiêu là 250 hội viên trong 5 năm tới.
d. Xây dựng quy hoạch và quy chế quản lý
Chi hội kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết các tiểu vùng và quy chế quản lý. Kết quả của bước này là xây dựng hoàn thiện quy chế và quy hoạch 15 tiểu vùng khai thác, thiết lập hồ sơ phân vùng trao quyền của xã và kế hoạch hoạt động hàng năm.
Hộp 2: Quy chế bảo vệ nguồn lợi thủy sản đầm phá Vinh Giang
Điều 16: Khai thác di động được phép đánh bắt trên các đường thủy đạo,
vùng đệm, khai thác mở và trong các lạc sá. Khai thác di động đánh bắt cách nò và cánh sáo 20m. Cấm đặt lừ giữa khoảng cách 2 cánh sáo.
Điều 17: cấm khai thác di động đánh bắt ở các vùng chức năng như bãi
rong từ tháng 12 đến tháng 6, bãi giống bãi đẻ trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngoài thời gian nói trên tiến hành khai thác mở bình thường hành thu phí cao hơn so với bên ngồi do chi hội và các nhân tham gia đánh bắt quy định.
(Nguồn: Điều lệ chi hội nghề cá Giang Xuân)
e. Phóng tuyến xác định ranh giới và trao quyền
Sau quá trình xây dựng quy hoạch và quy chế quản lý của chi hội, chi hội đã làm hồ sơ xin trao quyền và đã được xã xác nhận, UBND huyện sẽ thẩm định hồ sơ và ra quyết định trao quyền, tiến hành phóng tuyến trao quyền để xác định ranh giới trao quyền cho chi hội quản lý. Quá trình phóng tuyến có các thành phần tham gia như: đại diện phòng TNMT huyện Phú Lộc; đại diện phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc; đại diện các xã có ranh giới đầm phá; đại diện chi hội nghề cá Giang Xuân và dự án ĐQL tài nguyên. Đây là bước quan
trọng để thành lập cơ chế ĐQL cấp xã và thực hiện ĐQL. f. Thành lập cơ chế ĐQL cấp xã
Đây là bước thể chế hóa hết sức quan trọng để cơ chế ĐQL có cơ sở pháp lý hoạt động lâu dài. Trao quyền KTTS cho tổ chức ngư dân, thông qua quy hoạch và quy chế quản lý dựa vào cộng đồng là sự thể chế hóa tốt cho cơ chế ĐQL. Đây là quá trình thương thảo xây dựng đồng thuận giữa các nhóm sử dụng nguồn lợi và các đối tác tham gia trong hoạt động ĐQL về phân công trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi.
g. Thực hiện ĐQL, giám sát đánh giá
Đó là thực hiện quyền KTTS, tổ chức thực nhiện quy hoạch và quy chế đã xây dựng. Các hoạt động bao gồm: