Kiểm soát khai thác hủy diệt và cường lực khai thác Kết quả sắp xếp nò sáo

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 42 - 43)

- Mức xử phạt đối với các lần vi phạm và lỗi vi phạm

4.6.1. Kiểm soát khai thác hủy diệt và cường lực khai thác Kết quả sắp xếp nò sáo

xếp nò sáo

Tất cả các hộ được khảo sát đều tham gia khai thác thủy sản tự nhiên trên đầm phá với các ngành nghề khai thác khác nhau chủ yếu là nị sáo, chm, lưới...Ngồi các nghề truyền thống thì có các nghề mới xuất hiện như nghề rà điện, xiếc điện, lừ Trung Quốc...So với các nghề cố định thì nghề khai thác di động như lừ, rà điện, xiếc điện có sản lượng khai thác vượt trội hơn.

Bảng 7: Thay đổi các nghề khai thác thủy sản

TT Nghề khai thác Xuất hiện Biến mất

1 Nò sáo Lâu đời

2 Lừ 2006 Tăng nhanh

3 Lưới bén Lâu đời

4 Xiếc điện 1998 – 2000 Giảm

5 Rà điện 2005 Giảm

6 Rập Lâu đời

7 Soi Lâu đời

8 Chuôm Lâu đời Rất ít

(Nguồn: Thảo luận nhóm thơn Nghi Xuân, 2011)

Do ưu thế khai thác vượt trội nên các nghề rà điện, xiếc điện và nghề lừ mắt lưới nhỏ tuy mới xuất hiện những năm gần đây nhưng phát triển rất nhanh và làm suy giảm tài nguyên đầm phá trầm trọng. Khi chi hội nghề cá ra đời đã ra quy chế và cấm nghề rà điện, xiếc điện tuy nhiên vẫn có một số hộ

vi phạm. Nghề lừ tuy mới xuất hiện vào năm 2006 nhưng hiện nay phát triển rất nhanh và thành 1 nghề khai thác chính hiện nay tuy nhiên dưới sự quản lý của chi hội và chính quyền các cấp thì hiện nay mắt lưới lừ lớn hơn trước và đang hạn chế số lượng. Vào năm 2006, khi lừ mới xuất hiện thì chỉ có khoảng 20 hộ trong xã sử dụng và có thêm 20 hộ ngồi xã vào đánh bắt trên vùng đầm phá của xã. Hiện tại trên tồn xã có 132 hộ sử dụng ngư cụ này, tuy nhiên tùy theo thời vụ đánh bắt mà số hộ đưa ngư cụ này ra đánh bắt có sự thay đổi. Vào thời vụ đánh bắt chính, có sản lượng cao cả 132 hộ đều sử dụng. Tuy nhiên, vào những lúc có sản lượng đánh bắt thấp thì chỉ có 125 hộ sử dụng. Tính trung bình, có khoảng 70 lừ/1 hộ. Số hộ có nhiều lừ nhất là khoảng 120 cái/ hộ, cịn ít nhất là khoảng 50 cái/ hộ. Mỗi cái lừ có chiều dài khoảng 7m, kích thước của miệng lừ là: rộng x cao = 40cm x 20cm.

Nghề chuôm là một nghề đánh bắt đem lại hiệu quả cao nhất về cải thiện mơi trường nhưng bây giờ cịn rất ít hộ tham gia bởi vì thời gian khai thác lâu 3 tháng/lần mà thu nhập thấp nên các hộ chuyển sang nghề khác, hiện nay chi hội đã tổ chức vận động các hộ làm lại các trộ chm nhưng hiệu quả vẫn cịn thấp. Hiện tại chi hội đã tiến hành cấm các hoạt động khai thác hủy diệt như xung điện, xiếc điện, quệu, giã...và hầu như các hoạt động này được hạn chế rõ rệt đến 90% và ngoài ra chi hội cịn có các quy định cụ thể về số lượng ngư cụ cũng như kích cỡ ngư cụ đối với từng hộ, từng loại hình khai thác.

Trong năm vừa qua thực hiện theo đề án của UBND huyện Phú Lộc về sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá Cầu Hai huyện Phú Lộc chi hội cũng đã kết hợp với UBND xã Vinh Giang thực hiện giải tỏa 28/89 trộ nò sáo trong năm 2010 và sắp xếp lại trộ có miệng sáo rộng nhất là 150m trộ hẹp nhất là 125m và dài 350m đạt chỉ tiêu 85%. Chi hội cũng đã tiến hành cắm mốc sáo thành 9 dãy với 61 trộ phân bố theo bản đồ thổ nhưỡng mặt nước cấp xã.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w