Kiện tồn tổ chức và phân cơng chức năng

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 38 - 39)

- UBND xã phê duyệt quy chế.

4.5.1. Kiện tồn tổ chức và phân cơng chức năng

Hiện tại số hội viên của chi hội là 126 hội viên, các hội viên đều tự nguyện tham gia vào chi hội và chấp hành tốt các nội quy, quy chế của chi hội. Ngoài việc vận động các hội viên tham gia vào chi hội thì chi hội cũng đóng vai trị chủ chốt tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của hội viên trong việc chấp hành nội quy quy chế và bảo vệ tài ngun mơi trường đầm phá. Hiện nay thì số hội viên của chi hôi mới đạt 63% chỉ tiêu so với mục tiêu mong muốn trong 5 năm tới là 200 hội viên.

Trong đầu năm 2011 chi hội đã tiến hành bầu ra 7 hội viên tham gia vào BCH chính thức. BCH hội đã phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng người gắn liền với công việc thực tế tại địa phương bao gồm, 1 hội trưởng quản lý cơng tác chung, 2 hội phó quản lý khai thác di động, cố định và 4 ủy viên tham gia vào công tác quản lý công tác hội viên tuy nhiên trong năm 2010 1 hội phó do hồn cảnh khó khăn nên phải đi làm ăn xa và hiện tại vẫn chưa bổ sung lại. Với cơ cấu tổ chức như vậy BCH chi hội đã nỗ lực đoàn kết hoàn thành mọi trách nhiệm được giao như sắp xếp lại nò sáo, tổ chức tập huấn tuyên truyền, quan tâm giúp đỡ hội viên thực hiện tốt quy chế và tuần tra bảo vệ sông đầm.

Hộp 4: Đánh giá về BCH chi hội

... “ BCH hội hầu hết là những người có kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng, phối hợp với nhau rất tốt trong công việc quản lý đầm phá cũng như các hoạt động khác trong vùng, cơ cấu nhân sự hằng năm ít có sự thay đổi. Tuy vậy nhưng cũng chưa thể hoàn thiện như mong đợi được và trong nhiệm kì này sẽ cố gắng bổ sung nhân sự và phân công lại nhiệm vụ cụ thể cho từng người”.

(Phỏng vấn trưởng chi hội nghề cá Giang Xuân,2011)

BCH chi hội nghề cá Giang Xuân thường xuyên tổ chức và vận động hội viên tham gia hội họp nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nội bộ cũng như việc tuyên truyền nội quy quy chế và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thơng qua đó giúp cho hội viên có nhận thức tốt hơn về các vấn đề chấp hành chủ trương chính sách, quản lý bền vững tài nguyên đầm phá, bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế, nâng cao về khoa học kỹ thuật và kỹ năng giao

tiếp. Ngoài ra BCH chi hội đã tổ chức vận động bà con từ bỏ các nghề hủy diệt như rà điện, xiếc điện, te quệu, giã...từ việc vận động thì hoạt động này đã trở thành một quy chế của hội và góp phần xóa bỏ các nghề hủy diệt.

Do có sự tuyên truyền từ BCH chi hội nên đa số hội viên không những nhận thức được việc thực hiện quy chế mà còn tuyên truyền cho nhiều hội viên trong và ngoài chi hội kết nạp vào hội và tham gia vào quản lý cộng đồng đạt chỉ tiêu 90% so với mong muốn, đây là một kết quả tốt so với một chi hội mới thành lập. Chi hội đóng vai trị chủ chốt trong việc kiện tồn tổ chức và trong những năm tới dự kiến sẽ kết hợp với các tổ chức tiến hành tập huấn để kiện toàn hơn BCH chi hội.

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 38 - 39)