Năm 2007: Chính quyền địa phương nhận thấy cách thức quản lý trên chưa phù hợp với sự phát triển của sản xuất địa phương nên đã tiến hành giả

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 28 - 29)

chưa phù hợp với sự phát triển của sản xuất địa phương nên đã tiến hành giải thể 2 đội sản xuất và thành lập 3 tổ địa bàn dân cư.

Phương thức quản lý đầm phá dựa vào người dân chính là phương thức chia sẻ quyền lợi trách nhiệm để gia tăng vai trò ngư dân và cộng đồng trong quản lý các vùng KT&NTTS trên phá Tam Giang. Năm 2008 UBND huyện Phú Lộc được ủy quyền của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự tư vấn hỗ trợ của dự án ĐQL tài nguyên, khoa KN&PTNT, đại học Nông Lâm Huế đã tiến hành xây dựng mơ hình ĐQL thủy sản ở Vinh Giang.

Dựa vào tiến trình xây dựng mơ hình ĐQL chung và căn cứ vào điều kiện hiện tại của cộng đồng ven phá Tam Giang thì q trình xây dựng mơ hình ĐQL tại Vinh Giang gồm các bước sau:

Nghiên cứu thực trạng cộng đồng và xác định vấn đề quản lý cần giải quyết

Hội thảo cấp xã lập kế oạch xây dựng ĐQL ↓

Xây dựng và kiện toàn chi hội nghề cá ↓

Xây dựng quy hoạch và quy chế quản lý ↓

Phóng tuyến xác định ranh giới và trao quyền ↓

Thành lập cơ chế ĐQL cấp xã ↓

Thực hiện ĐQL, giám sát đánh giá

a. Nghiên cứu thực trạng cộng đồng và xác định vấn đề quản lý cần giải quyết

Đây là bước khởi đầu quan trọng cho ta cái nhìn tổng quát về cộng đồng ngư dân tại Vinh Giang (hoạt động sản xuất, đời sống, văn hóa...) bằng cách sử dụng các cơng cụ PRA như lập bản đồ tài nguyên, phỏng vấn bán cấu trúc,

thảo luận nhóm, ...Sau khi phân tích cho thấy các thực trạng và vấn đề cần giải quyết trong quản lý khai thác tại đầm phá Tam Giang là:

1. Chưa xây dựng được các tiểu vùng khai thác và bãi giống bãi đẻ. 2. Chưa có đơn vị quản lý nào được cấp quyền.

3. Số lượng ngư cụ tăng nhanh nhất là nghề lừ, mắt lưới lừ nhỏ dẫn đến bắt non và khai thác cạn kiệt tài nguyên

4. Chưa có quy chế khai thác cụ thể

5. Nguồn tài nguyên đầm phá suy giảm rõ rệt 6. Mâu thuẫn giữa các ngư hộ thường xuyên xẩy ra

7. Việc đánh bắt ồ ạt khơng đi đơi với bảo vệ duy trì nguồn lợi b. Hội thảo cấp xã lập kế hoạch xây dựng ĐQL

Sau khi nhận định được các vấn đề cần giải quyết hội thảo cấp xã tại Vinh Giang được tổ chức nhằm lập kế hoạch xây dựng ĐQL. Nội dung của hội thảo bao gồm: xác định đơn vị quản lý là ai? Cần bao nhiêu đơn vị? Nhiệm vụ của các đơn vị đó và xác định các tiểu vùng thực hiện ĐQL. Hội thảo đã xác định cộng đồng có vai trị quan trọng thích hợp để xây dựng chi hội nghề cá là cộng đồng thôn Nghi Xuân.

c. Xây dựng và kiện toàn chi hội nghề cá

Bước tiếp theo là xác định lực lượng cán bộ cốt cán của thôn cho vận động thành lập chi hội nghề cá. Ngày 11/7/2008 chi hội nghề cá Giang Xuân ra đời với số hội viên ban đầu là 87 hội viên. Sau khi thành lập chi hội tiến hành kiện toàn và xây dựng năng lực đến năm 2010 BCH chi hội gồm có 7 người và số thành viên của chi hội là 126 hội viên phân chia thành 3 phân hội:

Một phần của tài liệu đánh giá mô hình đồng quản lý thủy sản đầm phá tại vinh giang, thừa thiên huế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w