Sản lượng hàng hóa

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần việt hưng đến năm 2015 (Trang 26 - 35)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU

o Giải quyết khiếu nại (nếu có)

1.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU

1.2.1.1. Sản lượng hàng hóa

Sản lượng là một khái niệm trong kinh tế học quản trị, có ký hiệu là TP. Tổng sản lượng là mức sản lượng được sản xuất ra từ các mức khác nhau của môt yếu tố đầu vào kết hợp với các mức cố định của các yếu tố khác. Khái niệm tổng sản lượng khái niệm là khởi đầu để tính tốn nhiều chỉ tiêu kinh tế, kinh doanh, nhất là phân tích ngắn hạn. Khi xem xét các nhân tố tác động đến tổng sản lượng, nhà

quản lý có thể đi đến quyết định dịch chuyển nhân tố nào để tối ưu hóa q trình

sản xuất. Sản lượng xuất khNu là số lượng hay khối lượng hàng hóa được xuất

khNu trong kỳ, phản ánh quy mô xuất khNu của doanh nghiệp.

Sản lượng là chỉ tiêu đo lường kết quả xuất khNu bằng hiện vật phản ánh khối lượng hànghóa được sản xuất và xuất khNu trong kỳ.

Ý nghĩa sản lượng hàng hóa.

Sản lượng hàng hóa của một doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá được kết quả kinh doanh qua một thời kỳ nhất định.Qua phân tích các chỉ tiêu đạt được, doanh nghiệp có thể biết được có đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra hay không, trong quá trình sản xuất đã đạt được các chỉ tiêu đó hay chưa.Thơng qua đó doanh nghiệp có cái nhìn khía qt hơn về hoạt động sản xuất hàng hóa và từ đó có những điều chỉnh và chiến lược cự thể.

Các kỹ thuật phân tích.

Có hai kỹ thuật phân tích là phân tích chung và phân tích theo kết cấu. Trong đó phân tích chung để nhận thấy được những thay đổi sản lượng của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Và phân tích theo kết cấu để nhận thấy được sự biến động sản lượng do những nhân tố nào. (ví dụ: thị trường, cơ cấu hàng hóa......).

1.2.1.2.Giá trị hàng hóa.

Giá trị của hàng hố là một thuộc tính của hàng hố, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.Để hiểu khái niệm này, phải đi từ sự trao đổi và giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác

Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.Vậy lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hố đó và tính bằng thời gian lao động.

Trong thực tế, có nhiều người cùng sản xuất một hàng hoá nhưng điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề khác nhau... làm cho thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hố đó là khác nhau, tức là mức hao phí lao động cá biệt khác nhau.Nhưng

lượng giá trị của hàng hố khơng do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định mà do thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hố nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. Vậy, thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết là mức hao phí lao động xã hội trung bình (thời gian lao động xã hội trung bình) để sản xuất ra hàng hoá.Thời gian lao động xã hội cần thiết có thể thay đổi.Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng thay đổi.

Giá trị hàng hóa xuất khNu được tính dựa trên tổng số tiền mà bên nhập khNu trả cho bên xuất khNu dựa vào hợp đồng mà hai bên đã ký kết.Nó phản ánh quy mô xuất khNu của doanh nghiệp.

Ý nghĩa giá trị hàng hóa.

Giá trị hàng hóa là chỉ tiêu rất quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp xác định giá thành sản phNm.Từ các nhân tố tác động thì doanh nghiệp có thể đưa ra mức giá hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận, và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Các kỹ thuật phân tích.

Có hai cách phân tích là phân tích chung và phân tích theo kết cấu.Phân tích chung để nhận thấy được sự thay đổi giá trị hàng hóa của doanh nghiệp thơng qua các kỳ kinh doanh.Và phân tích theo kết cấu để nhận thấy được sự thay đổi của giá trị hàng hóa do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (ví dụ: năng xuất lao động, cường độ lao động, mức độ phức tạp của lao động....).

1.2.1.3.Doanh thu.

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phNm,

cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng.

Theo kế toán thì doanh thu cịn được định nghĩa là loại tài khoản này dùng để phản

ánh toàn bộ doanh thu bán sản phNm, hàng hoá bất động sản đầu tư, dịch vụ, tiền

lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.

Và theo như chuNn mực kế tốn thì Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được.Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, khơng làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.Các khoản góp vốn của cổ đơng hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng khơng là doanh thu.

Doanh thu là tổng lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thơng thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn sở hữu.

Doanh thu trong doanh nghiệp bao gồm: tổng giá trị cao có lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được như: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, tiền lãi bản quyền, tổ chức và lợi nhuận được chia.

Doanh thu thuần là

oCông thức. Doanh thu:

Trong đó:

Sti: Số lượng sản phNm loại i tiêu thụ trong kỳ. gt: Giá bán đơn vị sản phNm

i: Loại sản phNm tiêu thụ. Ý nghĩa.

Doanh thu phản ánh quy mơ của q trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất sản phNm được người tiêu dùng chấp nhận về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Các kỹ thuật phân tích.

Có hai cách phân tích là phân tích chung và phân tích theo kết cấu.Phân tích chung để nhận thấy được sự thay đổi doanh thu của doanh nghiệp thông qua các kỳ kinh doanh. Và phân tích theo kết cấu để nhận thấy được sự thay đổi của doanh thu do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (ví dụ: thị trường, cơ cấu mặt hàng,...).

1.2.1.4.Lợi nhuận.

Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.Lợi nhuận, trong kế toán, là

phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất.Sự khác nhau giữa định nghĩa ở

hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí.Trong kế tốn, người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà khơng kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học.Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0.Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.

Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình qn nhỏ hơn chi phí biên, cũng tức là nhỏ hơn giá bán. Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình qn bằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo (xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0. Tuy nhiên, lợi nhuận kế tốn có thể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo.

Một doanh nghiệp trên thị trường muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên.Tức là doanh thu có thêm khi bán thêm một đơn vị sản phNm bằng phần chi phí thêm vào khi làm thêm một đơn vị sản phNm. Trong cạnh cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên bằng giá.Ngay cả khi giá thấp hơn chi phí bình qn tối thiểu, lợi nhuận bị âm.Tại điểm doanh thu biên bằng chi phí biên, doanh nghiệp lỗ ít nhất.

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong kỳ, đây là một chỉ tiêu mà hầu hết người kinh doanh mong đợi.

Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.Chỉ tiêu này được tính tốn dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khNu và trừ giá vồn hàng bán.

Ý nghĩa.

Lợi nhuận của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vì lợi tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính doanh nghiệp được ổn định vững chắc.

Vì vậy, lợi nhuận là đòn bNy kinh tế quan trọng, đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận cịn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Nếu phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ làm giá thành hoặc chi phí hạ thấp thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại nếu giá thành hoặc chi phí tăng lên sẽ trực tiếp làm giảm bớt lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các kỹ thuật phân tích.

Có hai cách phân tích là phân tích chung và phân tích theo kết cấu. Phân tích chung để nhận thấy được sự thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua các kỳ kinh

doanh.Và phân tích theo kết cấu để nhận thấy được sự thay đổi của doanh thu do

ảnh hưởng của nhiều yếu tố (ví dụ: thị trường, cơ cấu mặt hàng, trị giá vốn,…)

1.2.1.5.Thị trường.

Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phNm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phNm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phNm, dịch vụ.Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó.Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khốn, thị trường vốn, v.v...Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ.Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.

Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua

bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ.

Thị trường là một sự sắp xếp của xã hội, cho phép người mua và người bán tìm hiểu, khai thác thông tin và tiến hành những hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ một cách tự nguyện.Thị trường là một trong hai tổ chức cốt lõi tiến hành tổ chức hoạt động thương mại, cùng với quyền sở hữu tài sản.Với nghĩa thông thường thị trường là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua, nơi hàng hoá được giao dịch, trao đổi.Thị trường còn được gọi là cái chợ hoặc phố chợ.

Theo kinh tế học thì: thị trường là tập hợp những thỏa thuận mà qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.Như vậy theo định nghĩa này thì thị trường không nhất thiết phải là một nơi cụ thể nào đó, thị trường là một q trình mà trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa.

Theo lý thuyết marketing thì thị trường là những khách hàng tiềm Nn có cùng một nhu cầu và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

Theo tiêu chuNn của IVSC thì thị trường là một mơi trường trong đó hàng hóa, dịch vụ được trao đổi giữa người bán và người mua thông qua cơ chế giá.

Ý nghĩa.

Kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh và làm tăng doanh thu, lợi nhuận.Giúp cho doanh nghiệp phát triển vững chắc, vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Các kỹ thuật phân tích.

Có hai cách phân tích là phân tích chung và phân tích theo kết cấu.Phân tích chung để nhận thấy được sự thay đổi của hàng hóa trên các thị trường khác nhau của doanh nghiệp thông qua các kỳ kinh doanh.Và phân tích theo kết cấu để nhận thấy được sự thay đổi của hàng hóa do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (ví dụ: giá cả mặt hàng, cơ cấu mặt hàng, trị giá vốn,....).

1.2.1.6.Thị phần.

Thị phần (market share) là khái niệm quan trọng số một trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại.Công ty nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều cơng ty sẵn sàng chi phí lớn và hy sinh các lợi ích khác.

Thị phần nói rõ phần sản phNm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phNm tiêu thụ trên thị trường.Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

Công thức.

Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường Thị phần = Số sản phNm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phNm tiêu thụ của thị trường

Ý nghĩa.

Thị phần có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, từ thị phần của doanh nghiệp có thể thấy khả năng và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường đó.Một doanh nghiệp muốn kinh doanh ổn định vững vàng thì cần phải mở rộng thị phần.

Các kỹ thuật phân tích.

Có hai cách phân tích là phân tích chung và phân tích theo kết cấu.Phân tích chung

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần việt hưng đến năm 2015 (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)