Nghiên cứu mức độ dịch và hệ số năm dịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của vi khuẩn pasteurella multocida trong bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh hà giang và biện pháp phòng trị (Trang 68)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1. Nghiên cứu mức độ dịch và hệ số năm dịch

Phân tích kết quả số liệu thu được từ năm 2007 - 2009, tính hệ số năm dịch (HSND) để đánh giá mức độ dịch của bệnh tụ huyết trùng trâu, bò qua các năm. Năm được coi là có dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Hà Giang là năm có tỷ lệ mắc bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ( hoặc tỷ lệ chết) vượt quá tỷ lệ mắc bệnh (tỷ lệ chết) trung bình trong nhiều năm liền tại Hà Giang. Những năm có HSND >1 thì năm đó được coi là năm có dịch tụ huyết trùng trâu, bò.

Phương pháp tính HSND theo công thức (2.4), (2.5), (2.6) trình bày trong phần (2.4.2). Kết quả xác định HSND tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang từ năm 2007 - 2009 trình bày bảng 3.7.

Bảng 3.7. Hệ số năm dịch tụ huyết trùng trâu, bò từ năm 2007 - 2009

STT Năm Số trâu bò mắc bệnh (con) Số tháng nghiên cứu Chỉ số mắc trung bình Hệ số năm dịch Tháng/năm Tháng/3năm 1 2007 672 12 56,00 55,69 1,01 2 2008 655 12 54,58 55,69 0,98 3 2009 678 12 56,50 55,69 1,01 Tính chung 2005 36

56

Qua bảng 3.7 cho thấy:

+ Chỉ số mắc bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trung bình tháng/năm từ năm 2007 - 2009 thứ tự 56; 54,58; 56,50.

+ Chỉ số mắc bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trung bình tháng/3năm là 55,69. + Trên cơ sở tính toán HSND cho thấy trong thời gian từ năm 2007 - 2009 bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở các năm 2007, 2009 có HSND là 1,01; 1,01 đều lớn hơn 1, nên những năm này được coi là những năm có dịch tụ huyết trùng trâu, bò lưu hành ở Hà Giang. Năm 2008 có HSND là 0,98 nhỏ hơn 1, nên năm này không phải là năm có dịch tụ huyết trùng trâu, bò.

Theo kết quả nghiên cứu Cao Văn Hồng (2001) [10] bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Đăk Lăk cứ 3 - 4 năm lại có một năm có dịch tụ huyết trùng. Nghiên cứu Dương Thế Long (1995) [15] cho biết ở Sơn La cứ 4 - 5 năm lại có 1 năm có dịch tụ huyết trùng. Nghiên cứu Nguyễn Đăng Huyến (2004) [13] cho biết, ở Bắc Giang 7 năm nghiên cứu có 3 năm liền đều là năm xảy ra dịch tụ huyết trùng. Như vậy dịch tụ huyết trùng ở Hà Giang xảy ra ở 2 năm là năm 2007 và năm 2009. Sự khác biệt này có thể do điều kiện tự nhiên và phương thức chăn nuôi mỗi vùng khác nhau, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho đàn gia súc mỗi nơi khác nhau.

3.2.2. Nghiên cứu thời điểm phát dịch, mùa dịch

Thời điểm phát dịch là một chỉ tiêu dịch tễ quan trọng để nhận biết chính xác thời gian xảy ra dịch trong năm. Một bệnh truyền nhiễm, có những diễn biến khá đều đặn theo các tháng trong năm, để xác định tính chất mùa dịch người ta tính hệ số tháng dịch (HSTD), tháng nào có HSTD >1 thì được coi tháng dịch, các tháng dịch liền nhau tạo thành mùa dịch.

Phương pháp tính HSTD theo công thức (2.7), (2.8), (2.9) trình bày trong phần (2.4.2). Kết quả xác định HSTD tụ huyết trùng trâu, bò tại Hà Giang từ năm 2007 - 2009 trình bày bảng 3.8.

56 Bảng 3.8. Hệ số tháng dịch tụ huyết trùng trâu, bò Tháng Số mắc trung bình (con) Chỉ số mắc trung bình Hệ số tháng dịch

Tháng Năm Ngày/tháng Ngày/năm

1 25,33 668,32 0,82 1,83 0,45 2 33,00 668,32 1,18 1,83 0,64 3 51,00 668,32 1,65 1,83 0,90 4 65,33 668,32 2,11 1,83 1,15 5 59,33 668,32 1,98 1,83 1,08 6 78,00 668,32 2,60 1,83 1,42 7 92,00 668,32 2,97 1,83 1,62 8 85,33 668,32 2,75 1,83 1,50 9 73,00 668,32 2,43 1,83 1,33 10 48,00 668,32 1,60 1,83 0,87 11 34,00 668,32 1,13 1,83 0,62 12 24,00 668,32 0,77 1,83 0,42

Qua bảng 3.8 cho thấy:

Các tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9 có HSTD tương ứng là 1,15; 1,08; 1,42; 1,62; 1,50; 1,33. Các tháng này có HSTD >1 nên được coi là tháng dịch tụ huyết trùng trâu, bò. Các tháng này đã tạo nên mùa dịch tụ huyết trùng ở Hà Giang.

Các tháng còn lại 1, 2, 3, 10, 11, 12 có HSTD tương ứng là 0,45; 0,64; 0,90; 0,87; 0,62; 0,42. Các tháng này có HSTD <1 nên không phải là tháng dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Hà Giang. Như vậy hàng năm có 5 tháng dịch tụ huyết trùng trâu, bò liền nhau nằm chủ yếu trong mùa mưa. Trong mùa này lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao làm giảm sức đề kháng của cơ thể trâu, bò, là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển.

56

Dựa trên phương pháp tính toán hệ số tháng dịch, kết hợp với đặc điểm thời tiết khí hậu ở Hà Giang, có thể kết luận mùa dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Hà Giang từ tháng 4 - 9 hàng năm, thời gian này đang là mùa mưa, như vậy mùa dịch tụ huyết trùng hoàn toàn trùng với mùa mưa. Do có hai mùa khí hậu, vào mùa khô nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, mưa ít không thuận lợi cho cây cối và các loại thức ăn cho gia súc phát triển, đồng thời hệ vi sinh vật cũng ít phát triển, do đó vào thời gian này dịch bệnh của gia súc cũng bị hạn chế, xảy ra ít. Khi mùa mưa đến, khí hậu ẩm ướt, sự chuyển mùa từ khí hậu khô, khắc nhiệt sang khí hậu ẩm ướt, gây stress ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, cộng với công tác tiêm phòng kém, phương thức chăn nuôi còn lạc hậu, ý thức bảo vệ sức khoẻ đàn gia súc còn thấp làm cho bệnh dễ phát ra.

Theo Đỗ Văn Được và cs (1999) [6] cho biết mùa dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Lạng Sơn vào các tháng 3 - 4 và 8 - 9. Cao Văn Hồng (2001) [10] cho biết mùa dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Đăk Lăk từ tháng 5 - 9. Hoàng Đăng Huyến (2004) [13] cho biết mùa dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Bắc Giang từ tháng 4 - 9. Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [26], Bùi Quý Huy (1998) [12], đều cho rằng mùa dịch tụ huyết trùng gia súc trùng vào mùa mưa trong năm. Bệnh thường xảy ra khi chuyển mùa, khí hậu chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, khí hậu nóng ẩm bệnh phát ra mạnh và lây lan dữ dội. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi mùa dịch tụ huyết trùng trâu, bò ở Hà Giang từ tháng 4 - 9 phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên.Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy để phòng chống bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Hà Giang ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng chống khác thì phải tổ chức tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò trước mùa phát dịch.

56

3.3. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò

* Địa hình

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800 m đến 1200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2500 m (10 ngọn cao 500 - 1000 m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1500 - 2000 m và 5 ngọn cao từ 2000 - 2500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau: Vùng cao phía bắc (còn gọi cao nguyên Đồng Văn), vùng cao phía tây, vùng núi thấp.

* Điều kiện khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm khảng 21,6 - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70

C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20

C (tháng l).

Mưa: Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2300 - 2400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn.

56

- Độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%. Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

3.3.1. Kết quả điều tra trâu, bò mắc bệnh và chết do bệnh tụ huyết trùng trâu, bò theo vùng địa lý

Bệnh tụ huyết trùng ngoài việc chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, còn chịu sự tác động yếu tố địa lý. Chúng tôi đã tiến hành điều tra sự phân bố bệnh tụ huyết trùng trâu, bò theo vùng địa lý. Căn cứ vào địa hình Hà Giang có thể phân làm 3 vùng sau:

- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng gọi là vùng I.

- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng

56

sông Chảy, có độ cao từ 1000m đến trên 2000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp gọi là vùng II.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông suối gọi là vùng III. Kết quả được trình bày bảng 3.9.

Qua bảng 3.9 cho thấy:

+ Tại vùng I: Số trâu, bò theo dõi 278360 con, số trâu, bò mắc bệnh 568 con chiếm tỷ lệ 0,20% và số trâu, bò chết 355 con, tỷ lệ chết 0,13%, tỷ lệ tử vong 62,50%.

+ Tại vùng II: Số trâu, bò theo dõi 180001 con, số trâu, bò mắc bệnh 450 con chiếm tỷ lệ 0,25% và số trâu, bò chết 269 con, tỷ lệ chết 0,15%, tỷ lệ tử vong 59,78%.

+ Tại vùng III: Số trâu, bò theo dõi 251763 con, số trâu, bò mắc bệnh 987 con chiếm tỷ lệ 0,39% và số trâu, bò chết 632 con, tỷ lệ chết 0,25%, tỷ lệ tử vong 64,03%

63

Bảng 3.9. Kết quả xác định tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh, chết, tử vong do bệnh tụ huyết trùng theo vùng địa lý

Vùng Năm Vùng I Vùng II Vùng III Số theo dõi (con) Số mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số chết (con) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tử vong (%) Số theo dõi (con) Số mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số chết (con) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tử vong (%) Số theo dõi (con) Số mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số chết (con) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ tử vong (%) 2007 92402 170 0,18 89 0,10 52,35 57654 92 0,16 24 0,04 26,09 80009 410 0,51 223 0,28 54,39 2008 93780 187 0,20 129 0,14 68,98 58890 190 0,32 124 0,21 65,26 83825 278 0,33 180 0,21 64,75 2009 92178 211 0,23 137 0,15 64,93 63457 168 0,26 121 0,19 72,02 87929 299 0,34 229 0,26 76,59 Tính chung 278360 568 0,20 355 0,13 62,50 180001 450 0,25 269 0,15 59,78 251763 987 0,39 632 0,25 64,03

56

Như vậy trâu, bò ở vùng III có tỷ lệ mắc bệnh và chết cao nhất, vùng I có tỷ lệ mắc bệnh và chết thấp nhất. Bởi vì vùng III là vùng núi thấp, ẩm ướt, khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông suối đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vùng I là vùng núi cao bệnh tụ huyết trùng xảy ra ít hơn so với vùng III. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phan Đình Đỗ và cs (1958) [5] cho biết bệnh thường xảy ra ở những vùng ẩm thấp, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Bùi Quý Huy và cs (1996) [12] cũng cho rằng ở các vùng trũng, thường xuyên ngập nước bệnh tụ huyết trùng thường xuyên xảy ra. Nguyễn Ngã (1996) [17] cho biết bệnh tụ huyết trùng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết theo vùng địa lý trình bày hình 3.6.

Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh và chết theo vùng địa lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của vi khuẩn pasteurella multocida trong bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò tại một số huyện có dịch trên địa bàn tỉnh hà giang và biện pháp phòng trị (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)