3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.6. Triệu chứng đặc trưng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng
Kết quả nghiên cứu những triệu chứng đặc trưng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng; kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả theo dõi triệu chứng của trâu bò mắc bệnh tụ huyết trùng STT Triệu chứng lâm sàng Số con theo dõi (con) Số con có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) 1 Sốt cao 41 - 420 C 51 50 98,04
2 Bỏ ăn, không nhai lại 51 49 96,08
3 Mắt đỏ, khó thở 51 47 92,15
4 Hầu sưng, thuỷ thũng 51 48 94,12
5 Niêm mạc tụ huyết 51 44 86,27
6 Bụng chướng to 51 38 74,51
7 Biểu hiện thần kinh 51 36 70,59
Qua bảng 3.6 cho thấy:
Theo dõi 51 con trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng thì có 50 con có biểu hiện sốt cao 40 - 410C chiếm 98,04%; 49 con có biểu hiện bỏ ăn, không nhai lại chiếm 96,08%; khó thở có 47 con chiếm 92,15%; hầu sưng, thuỷ thũng có 48 con chiếm 94,12%; niêm mạc tụ huyết có 44 con chiếm 86,27%. Ngoài ra còn có một số trâu, bò có biểu hiện thần kinh có 38 con chiếm 74,51%; bụng chướng to có 36 con chiếm 70,59%. Qua thời gian diễn biến của bệnh và các triệu chứng cho thấy: Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thuộc thể nhiễm trùng máu - xuất huyết, bệnh thường diễn biến ở dạng quá cấp tính và cấp tính do vi khuẩn có độc lực cao gây ra.
Phan Đình Đỗ và cs (1958) [5] nhận xét rằng ở Việt Nam bệnh tụ huyết trùng chủ yếu ở thể nhiễm trùng máu - xuất huyết được phát hiện từ thế kỷ 19.
56
Bain và cs (1982) [37] thông báo thể nhiễm trùng máu - xuất huyết thường thấy ở các nước Châu Á và Châu Phi. Nguyễn Ngã (1996) [17] nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Tây Nguyên cho biết bệnh tụ huyết trùng trâu, bò chủ yếu thể viêm hạch, viêm bụng, tỷ lệ chết cao. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trên.