0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Triệu chứng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA TRONG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở TRÂU, BÒ TẠI MỘT SỐ HUYỆN CÓ DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 37 -37 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1.1. Triệu chứng của trâu, bò mắc bệnh tụ huyết trùng

Phạm Sỹ Lăng và cs (2008) [14], Nguyễn Vĩnh phước (1978) [24] cho biết trâu, bò thường mắc bệnh ở 3 thể: thể ác tính (thể quá cấp tính), thể cấp tính và thể mãn tính.

* Thể quá cấp tính

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2008) [14] thể này thường ít gặp. Trâu, bò thường phát bệnh rất nhanh, con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41 - 420C và trở lên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường và chết trong vòng 24 giờ. Với bê nghé 3 - 18 tháng có biểu hiện triệu chứng thần kinh như giãy giụa, ngã vật suống rồi chết, có khi con vật đang ăn bỗng chạy lồng lên, điên loạn, run rẩy, ngã xuống rồi lịm đi.

* Thể cấp tính

Theo Nguyễn Vĩnh phước (1978) [24], Phạm Sỹ Lăng và cs (2008) [14], thể này xảy ra phổ biến ở trâu, bò. Thời gian nung bệnh ngắn từ 1 - 3 ngày, con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao đột ngột 40 - 420C. Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy ra liên tục. Các hạch

56

lâm ba đều sưng, đặc biệt hạch lâm ba dưới hầu sưng rất to, làm cho con vật lè lưỡi ra, thở khó khăn, người ta thường gọi bệnh "trâu hai lưỡi". Hạch lâm ba trước vai, trước đùi sưng, thuỷ thũng làm cho con vật đi lại khó khăn.

Nguyễn Vĩnh phước (1978) [24] cho biết ngoài triệu chứng chung này, còn có những triệu chứng cục bộ do vi khuẩn xâm nhập vào một bộ phận nào đó của cơ thể như ngực, bụng, hạch, hay xâm nhập vào tất cả các bộ phận này.

- Trường hợp bệnh khu trú ở ngực: Có triệu chứng phổi tụ máu, viêm màng phổi, viêm ngoại tâm mạc có nước vàng. Con vật ho khan, ho nhỏ, ho từng cơn. Nước mũi chảy đặc lẫn mủ.

- Trường hợp bệnh khu trú ở bụng: Có triệu chứng viêm ruột cấp tính, lúc đầu đi táo, rồi đi tháo có máu, sau cùng viêm phúc mạc có nước vàng, bụng chướng to.

- Trường hợp bệnh khu trú ở hạch lâm ba có triệu chứng viêm hạch, hạch sưng to, chỗ sưng nóng, đau. Ấn tay vào chỗ sưng thì có vết lõm nhưng không có tiếng kêu lạo xạo.

Lúc sắp chết, con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 - 5 ngày, tỷ lệ chết 90 - 100%. Nếu bệnh chuyển sang nhiễm trùng máu thì con vật sẽ chết trong thời gian 24 - 36 giờ.

* Thể mãn tính

Con vật mắc bệnh ở thể cấp tính, nếu không chết, bệnh sẽ chuyển thành mãn tính, vật bệnh thể hiện viêm ruột mãn tính: Lúc ỉa chảy, lúc táo bón, viêm khớp làm cho con vật đi lại khó khăn, viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh tiến triển trong vài tuần, con vật có thể khỏi bệnh, các triệu chứng nhẹ dần, con vật gầy rạc và chết do kiệt sức (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2008) [14].

56

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA TRONG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở TRÂU, BÒ TẠI MỘT SỐ HUYỆN CÓ DỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 37 -37 )

×