3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.5. Hiện tượng mang vi khuẩn Pasteurella multocida ở đường hô hấp trên
trên của động vật khoẻ
Vi khuẩn Pasteurella multocida có thể tìm thấy ở các hạch lympho của đường hô hấp trên của trâu, bò khoẻ đóng vai trò mang trùng. Những trâu bò mang trùng tiềm tàng không xuất hiện triệu chứng lâm sàng vì vậy được coi là không mắc bệnh nhưng liên tục thải vi khuẩn qua đường mũi. Ở giai đoạn tiềm ẩn này chỉ có thể xác định được vi khuẩn bằng nuôi cấy các hạch lympho lấy từ lò mổ hoặc dịch tiết ở mũi, hầu (Singh, 1948 [76], Wijewantha và cs, 1992 [79]).
56
Hiramune và De Alwis, (1982) [62] cũng cho rằng, có một tỷ lệ thấp trâu bò mang khuẩn ở hầu, họng, mũi và tuyến amidan, ở những con vật này có hiệu giá kháng thể cao hơn so với con vật không mang trùng và vi khuẩn thông qua dịch tiết niêm mạc mũi bài xuất ra ngoài gây cảm nhiễm đối với động vật khác khi chúng tiếp xúc.
Singh (1948) [76] tìm thấy 3,55% vật mang trùng từ dịch ngoáy mũi trâu bò khoẻ mạnh, 7% vật mang trùng từ hạch lympho ở trâu bò đem giết mổ ở lò mổ. Wijewantha và cs (1992) [79] tìm thấy 15% vật mang trùng trong những trâu bò đem giết mổ.
Mustafa và cs (1978) [66] tìm thấy 0 - 5% trâu bò mang trùng ở vùng không có dịch và 44,4% ở vùng xảy ra dịch. Nhưng theo Hiamune và De Alwis (1982) [62] thì chỉ tìm thấy 2,7% vật mang trùng có dịch và không tìm thấy vật mang trùng ở vùng không có dịch .
Saharee và cs (1991) [75] cũng cho rằng, vi khuẩn bài xuất ra môi trường qua dịch tiết niêm mạc mũi và nguyên nhân gây ra các ổ dịch khi gặp các stress. Từ đó kết luận để phân lập vi khuẩn ở vật mang trùng có thể lấy dịch ngoáy mũi và hạch lympho.
Gupta (1962) [58] cũng phân lập được vi khuẩn ở phần trên đường hô hấp của lợn khoẻ, đồng thời tác giả cũng nghiên cứu 4 chủng có nguồn gốc từ gia cầm, thấy có một chủng được phân lập từ một ổ dịch gà mãn tính trong vùng có dịch tụ huyết trùng, chúng thuộc type B:6. Theo tác giả việc phân lập được type B:6 từ gia cầm trong vùng có dịch nói lên gà là nguồn mang bệnh tụ huyết trùng.
Gupta (1980) [59] khi nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở Ấn Độ cho thấy 0% vật mang trùng ở vùng không có dịch; 1,9% ở vùng phát sinh dịch trung bình và 5 - 6% ở những vùng phát sinh dịch cao. Tỷ lệ mang trùng ở trâu
56
là 2,5 - 6,15% cao hơn ở bò là 1,25 - 2%. Việc xét nghiệm phần trên đường hô hấp của trâu bò ở vùng thường có dịch khi dịch đang phát ra thấy 7,5% súc vật mang khuẩn. Theo Hiramune và De Alwis (1982) [62], tỷ lệ trâu bò khoẻ mang trùng giảm nhanh từ 22% ở tuần lễ đầu, sau vụ dịch xuống còn 1,9% sau 6 tuần và vi khuẩn này có thể tồn tại đến 8 tháng.
Nguyễn Vĩnh Phước (1986a) [22] cho biết, tỷ lệ mang trùng ở đường hô hấp trên ở trâu bò khoẻ các tỉnh phía Nam là 5,61%. Ở miền Trung, Tây Nguyên là 1 - 9,4%, tương tự như ở trâu bò thì có 4,1% tỷ lệ lợn khoẻ mang vi khuẩn Pasteurella.
Theo Phan Thanh Phượng (1994) [19] khi gia súc mang vi khuẩn
Pasteurella hoặc nó sẽ gây bệnh ngay cho vật chủ khi vật chủ chịu tác động của các yếu tố stress làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm.
Cao Văn Hồng (2001) [10] cho biết, tỷ lệ trâu bò và lợn khoẻ mang P. multocida ở đường hô hấp khi điều tra ở Đăk Lăk là 14,79% và 11,61%, sau 6 tháng có dịch thì tỷ lệ này lên tới 21,43%.