2.5. Thiết kế nghiên ứu
2.5.4.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mơ tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo nhằm tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Các kỹ thuật cơ bản của mô tả dữ liệu: (i) Biểu diễn dữ liệu thành các bảng tóm tắt về dữ liệu: khi tóm tắt một đại lượng về thông tin NLĐ (giới tính, độ tuổi, thâm niên, trình độ, thu nhập trung bình,..) thường dùng các thơng số thống kê như tần số, trung bình cộng, tỷ lệ, phương sai, độ lệch chuẩn và thông số thống kê khác. Những dữ liệu này biểu diễn bằng đồ họa hoặc bằng bảng mô tả dữ liệu giúp phân tích thơng tin NLĐ;
(ii)Kiểm định dữ liệu thống kê: kiểm định Independent- Sample T-test, kiểm định One-Way Anova cho biết trị trung bình giữa các nhóm để so sánh, phỏng đoán mức độ phù hợp dữ liệu thống kê mô tả, tồn tại mối liên hệ giữa các cặp biến quan sát.
Trong phần mềm SPSS, thống kê mô tả tần suất: menu Analyze/Descriptive Statistics/Frequencies….; menu Analyze/Descriptive Statistics/Descriptive….; kiểm định dữ liệu thống kê mô tả: menu Analyze/ Compare means/….
2.5.4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Kiểm định độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s Alpha (Cronbach, 1951). Hệ số Cronbach’s Alpha (α) chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo tổng (từ ba biến quan sát trở lên) chứ khơng tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát.
Đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha (α) với hệ số α biến thiên từ [0,1]. Trong SPSS, kiểm định độ tin cậy thang đo được sử dụng hệ số tương quan biến tổng CITC (CITC-Corrected Item Total Correclation) nhằm loại bỏ các biến rác khỏi thang đo lường. Hệ số tương quan biển tổng của biến đo lường xem xét với tổng các biến cịn lại của thang đo (khơng tính biến đang xem xét) là hệ số tương quan của biến đó với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994), nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng CITC ≥ 0,3 thì biến đó đạt u cầu (CITC < 0,3 được coi là biến rác); nếu α ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy.
Trong phần mềm SPSS, phân tích độ tin cậy thang đo: menu Analyze/Scale/Reliability Analysis….
2.5.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) sử dụng thực hiện đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp EFA là tập kỹ thuật phân tích thống kê có liên hệ nhau dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát thành một tập hợp các nhân tố có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin và ý nghĩa thống kê của tập biến ban đầu (Hair và CTG, 1998).
Phương pháp EFA thường dùng để đánh giá sơ bộ thang đo, kích thước mẫu tối thiểu là 50. Mơ hình phân tích nhân tố khám phá EFA được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thỏa điều kiện:
(i) Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố:
- Hệ số tải nhân tố > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; - Hệ số tải nhân tố > 0,4 được xem là quan trọng;
- Hệ số tải nhân tố > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
(ii)Tính thích hợp của EFA (Kaiser – Meyer – Olkin): là chỉ số dùng xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Giá trị KMO phải thỏa: 0,5 ≤ KMO ≤ 1.
(iii) Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity): có ý nghĩa thống kê trong kiểm định giả thuyết H0 (các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể). Ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị trong đó tất cả các giá trị trên đường chéo đều bằng 1 và ngoài đường chéo bằng 0. Đại lượng kiểm định này dựa trên sự biến đổi thành đại lượng Chi-Square từ định thức của ma trận tương quan. Ý nghĩa kiểm định Bartlett cho biết nếu bác bỏ giả thuyết H0: đại lượng Chi- Square lớn, ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05 (Sig.< 0,05) thì phân tích nhân tố là thích hợp; nếu chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0: đại lượng Chi-Square nhỏ, ý nghĩa thống kê lớn hơn 0,05 (Sig.> 0,05) thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp.
(iv) Phương sai cộng dồn (Cumulative of Variance): là phần trăm phương sai tồn bộ được trích bởi các nhân tố, nghĩa là coi biến thiên 100% thì giá trị này cho biến phân tích nhân tố cơ đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu %. Tiêu chuẩn để chấp nhận phân tích nhân tố có phương sai cộng dồn lớn hơn 50% với giá trị riêng ban đầu (Initial Eigenvalues) phải lớn hơn 1.
Trong phần mềm SPSS, phân tích nhân tố EFA: menu Analyze/Dimension Reduction/ Factor….
2.5.4.4. Phân tích tương quan và hồi quy
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, mơ hình hồi quy tuyến tính tổng qt đánh giá sự hài lịng trong cơng việc của NLĐ tại tổ chức, doanh nghiệp được đo lường bằng các biến phụ thuộc (ký hiệu: F_HL), biến độc lập Xk của mơ hình được đo lường bằng giá trị trung bình cộng của từng biến đạt yêu cầu trong từng nhân tố Fj. Mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
(i) Xem xét ma trận hệ số tương quan (Pearson Correlation):
- Mối liên hệ tương quan giữa các biến nhân tố Fj: Kiểm định Pearson giữa các biến nhân tố Fj có ý nghĩa Sig. ≤ 0,05 và hệ số tương quan chặt chẽ thì các biến nhân tố Fj có dấu hiệu đa cộng tuyến.
- Mối liên hệ giữ biến nhân tố Fj với biến phụ thuộc: Kiểm định Pearson giữa từng biến nhân tố Fj với biến phụ thuộc có mối liên hệ tương quan nhằm xác định biến nhân tố Fj đồng biến hay nghịch biến đến biến phụ thuộc.
(ii) Các thủ tục chọn biến độc lập (Fj):
- Phương pháp Enter được sử dụng để phân tích hồi quy bằng cách: tất cả các biến độc lập được đưa vào một lần, đưa ra các thông số thống kê liên quan đến các biến. Nếu biến nào thỏa đìều kiện kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy (Sig.≤ 0,05) thì nên giữ lại trong mơ hình hồi quy, biến nào không thỏa điều kiện kiểm định (Sig.>0,05) thì loại ra.
(iii) Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy:
- Hệ số xác định (R Square) là hệ số càng tăng khi số biến độc lập được đưa thêm vào mơ hình. Tuy nhiên, cần xem xét mức độ phản ảnh sát hơn thì nên sử dụng hệ số điều chỉnh (Adjusted R Square), vì nó khơng nhất thiết tăng lên khi số biến độc lập được đưa thêm vào mơ hình.
- Kiểm định ANOVA: là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Ý nghĩa của kiểm định này là xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp các biến nhân tố Fj hay không (Giả thuyết H0: biến phụ thuộc khơng có liên hệ tuyến tính với tồn bộ tập hợp các biến độc lập, β1 = β2 = … = βj = 0): Nếu bác bỏ giả thuyết H0 (Sig. ≤ 0,05): Tồn tại ít nhất một biến nhân tố Fj giải thích được thay đổi biến phụ thuộc; hoặc nếu khơng có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 (Sig. > 0,05): chưa có thể kết luận các biến nhân tố Fj giải thích được thay đổi biến phụ thuộc.
(iv) Kiểm định sự vi phạm các giả định trong mơ hình hồi quy tuyến tính: - Kiểm tra bằng biểu đồ: tần số Histogram, tần số Q-Q plot, phân tán Scatter nhằm
đánh giá mức độ tuyến tính phù hợp với dữ liệu quan sát hay không.
- Kiểm định Pearson trong ma trận hệ số tương quan (Pearson Correlation), bất cứ liên hệ tương quan qua lại chặt chẽ nào giữa các biến độc lập Fj thì có dấu hiệu đa cộng tuyến.
- Độ chấp nhập của biến (Tolerance): Độ chấp nhận của biến độc lập Fj được định nghĩa là (1 – Rj2), trong đó Rj là hệ số tương quan bội khi biến độc lập Fj được
dự đoán từ các biến độc lập khác. Nếu (1 – Rj2) càng nhỏ thì có dấu hiệu đa cộng tuyến. Hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor): Hệ số phóng đại phương sai của biến Fj được định nghĩa VIF = 1 / (1 – Rj2).
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), VIF > 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), VIF > 10 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến.
- Kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi: Kiểm định tương quan hạng Spearman’s được sử dụng để xem xét giả thuyết H0: Hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0. Nếu kết quả kiểm định giả thuyết H0 không thể bị bát bỏ (Sig.> 0,05) thì có thể kết luận phương sai của sai số không thay đổi trong mơ hình hồi quy.
2.5.5. Phương pháp nghiên cứu
Với Quy trình nghiên cứu đã trình bày trên, tác giả thực hiện nghiên cứu gồm hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
2.5.5.1. Nghiên cứu định tính
Kế thừa mơ hình nghiên cứu và thang đo AJDI đã được kiểm định của Trần Kim Dung (2005), với 06 thành phần nhân tố của công việc, thông qua 17 biến quan sát được thể hiện tại Bảng 2.5, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phù hợp với đặc điểm, thực trạng của Công ty cổ phần xây dựng cơng trình giao thơng Bến Tre qua các bước:
(i) Bước 1: Tác giả sử dụng phương pháp lấy 20 ý kiến phát biểu (TST) có liên quan
đến mơ hình nghiên cứu với 06 thành phần nhân tố bằng 20 phiếu thu thập ý kiến được gửi đến đối tượng khảo sát là NLĐ tại doanh nghiệp (đa số là lãnh đạo cấp phịng và tương đương, có trình độ chun mơn và thâm niên nghề nghiệp). Kết quả thu về đủ 20 phiếu, khơng có phiếu hỏng. Sau đó, tác giả sàng lọc những phát biểu phù hợp, tổng hợp các biến mới, kết quả thu được thang đo với 58 biến độc lập và 04 biến phụ thuộc (Xem Phụ lục 1).
(ii) Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính với phương pháp thảo luận tay đơi và thảo luận nhóm với đối tượng khảo sát là những NLĐ tại doanh nghiệp.
- Thảo luận tay đôi: trên cơ sở kết quả thu được thang đo nháp với 58 biến độc lập và 04 biến phụ thuộc tại Bước 1, tác giả thực hiện thảo luận tay đôi với đối
tượng nghiên cứu để khám phá thêm các biến quan sát mới, thảo luận mỗi lần một NLĐ tại doanh nghiệp cho đến khi khơng phát hiện thêm biến quan sát mới thì kết thúc thảo luận tay đôi. Kết quả thảo luận tay đôi với 14 người, thêm được 13 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc, thu được thang đo với tổng số 71 biến độc lập và 05 biến phụ thuộc (trong đó, các biến quan sát mới: 54 biến độc lập và 02 biến phụ thuộc; các biến kế thừa từ mơ hình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005): 17 biến độc lập và 03 biến phụ thuộc - Xem Phụ lục 2).
- Thảo luận nhóm: trên cơ sở kết quả thu được thang đo nháp với 71 biến độc lập và 05 biến phụ thuộc tại bước thảo luận tay đôi, tác giả thực hiện thảo luận nhóm với đối tượng nghiên cứu để khám phá thêm các biến khảo sát mới. Đồng thời, loại bỏ bớt các biến, câu hỏi có nội dung chưa rõ, không phù hợp thực tế doanh nghiệp, dễ gây hiểu nhầm, mơ hồ, trùng lắp ý nghĩa với nhau,...và sắp xếp mức độ quan trọng của các biến, câu hỏi.
Tác giả thực hiện thảo luận hai nhóm đối tượng khảo sát, mỗi nhóm 9 người, gồm một nhóm 9 nam và một nhóm 9 nữ là những NLĐ tại doanh nghiệp. Sau kết quả thảo luận nhóm, tác giả thu được thang đo với 30 biến độc lập và 04 biến phụ thuộc (trong đó, các biến quan sát mới: 19 biến độc lập và 02 biến phụ thuộc; các biến kế thừa từ mơ hình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005): 11 biến độc lập và 02 biến phụ thuộc). Kết thúc bước thảo luận nhóm, tác giả được các tiêu chí của thang đo nháp cuối cùng (final draft) để thực hiện xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ, tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ (Xem Phụ lục 3).
2.5.5.2. Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ
Thực hiện xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ để chuẩn bị cho bước thử nghiệm khảo sát, nghiên cứu định lượng sơ bộ từ các biến quan sát được tổng hợp và mã hóa thể hiện tại Bảng 2.4.
Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu phải đảm bảo những lợi ích sau: Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực; Bảo mật được thơng tin danh tính đối tượng khảo sát. Bảng câu hỏi được thiết kế và sử dụng đủ để thu thập thông tin cần thiết (Xem Phụ lục 4).
Bảng 2.4: Tổng hợp các biến quan sát thang đo sự hài lịng
TT Các tiêu chí thang đo Nguồn Mã hóa
I Về bản chất cơng việc
1 Công việc hiện tại giúp Anh/Chị phát huy năng lực cá nhân Trần Kim Dung (2005) BC1 2 Công việc hiện tại phù hợp với năng lực chuyên mơn Đề nghị sau định tính BC2 3 Cơng việc hiện tại của Anh/Chị có nhiều thách thức Trần Kim Dung (2005) BC3 4 Cơng việc đảm bảo các điều kiện an toàn lao động Đề nghị sau định tính BC4 5 Cơng việc đảm bảo các điều kiện phịng cháy, chữa cháy Đề nghị sau định tính BC5 6 Anh/Chị khơng phải lo lắng khi mất việc làm Đề nghị sau định tính BC6
II Về tiền lương, thu nhập
7 Tiền lương Anh/Chị được trả đúng hạn Đề nghị sau định tính TL1 8 Tiền lương Anh/Chị được ổn định Đề nghị sau định tính TL2 9 Tiền lương Anh/Chị tương xứng với kết quả làm việc Trần Kim Dung (2005) TL3 10 Đời sống Anh/Chị hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Công ty Trần Kim Dung (2005) TL4 11 Tiền lương Anh/Chị được trả ngang bằng các Công ty khác Đề nghị sau định tính TL5 12 Anh/Chị hài lịng với chế độ lương trong Cơng ty Đề nghị sau định tính TL6
III Về đồng nghiệp
13 Đồng nghiệp của Anh/Chị thoải mái dễ chịu Trần Kim Dung (2005) DN1 14 Anh/Chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt Đề nghị sau định tính DN2 15 Những người mà Anh/Chị làm việc rất thân thiện với
nhau Trần Kim Dung (2005) DN3
16 Những người mà Anh/Chị làm việc thường giúp đỡ lẫn nhau Trần Kim Dung (2005) DN4
IV Về lãnh đạo
17 Lãnh đạo có năng lực và tầm nhìn tốt Đề nghị sau định tính LD1 18 Lãnh đạo có khả năng điều hành tốt Đề nghị sau định tính LD2 19 Lãnh đạo quan tâm đến đời sống người lao động Đề nghị sau định tính LD3 20 Lãnh đạo có đặt uy tín với đối tác và nội bộ lên hàng đầu Đề nghị sau định tính LD4 21 Anh/Chị được sự tin tưởng của lãnh đạo trong công việc Đề nghị sau định tính LD5 22 Anh/Chị được sự hỗ trợ của cấp trên trong công việc Trần Kim Dung (2005) LD6
V Về đào tạo, thăng tiến
23 Anh/Chị có cơ hội được đào tạo, thăng tiến Trần Kim Dung (2005) DT1 24 Cơng ty có chính sách thăng tiến cơng bằng Trần Kim Dung (2005) DT2 25 Anh/Chị có điều kiện phấn đấu để phát triển nghề nghiệp Đề nghị sau định tính DT3 26 Anh/Chị hiểu rõ những điều kiện cần đào tạo Đề nghị sau định tính DT4
VI Về phúc lợi
27 Cơng ty thực hiện các chế độ bảo hiểm đầy đủ, đúng quy định Đề nghị sau định tính PL1 28 Cơng ty có những giá trị phúc lợi nhằm giữ lại người giỏi,
tạo sư gắn bó lâu dài
Đề nghị sau định tính PL2 29 Cơng ty có tổ chức những sự kiện để động viên, khích lệ
tinh thần làm việc
Đề nghị sau định tính PL3 30 Các chương trình phúc lợi trong Cơng ty thể hiện rõ ràng sự quan tâm của Công ty đối với người lao động Trần Kim Dung (2005) PL4
Mức độ hài lịng chung
1 Nhìn chung, Anh/Chị cảm thấy rất hài lòng khi làm việc ở