tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước.
Các đồn thể chính trị - xã hội trong đó có doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước có vai trị rất quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng tại doanh nghiệp. Công tác phát triển đảng viên không thể thành công nếu không kết hợp chặt chẽ với việc củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Để củng cố, kiên toàn nâng cao chất lượng các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, cần thực hiên tốt những vấn đề sau:
- Tiến hành khảo sát cụ thể về tình hình các đồn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế có giải pháp thích hợp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động.
Xây dựng cơ chế hoạt động và xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các đồn thể chính trị - xã hội với HĐQT và Ban Giám đốc doanh nghiệp. Quy chế phải nêu rõ mọi mối quan hệ công tác, trách nhiệm của các bên và trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức; quy định định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện quy chế đã được cam kết.
- Các tố chức đảng lãnh đạo các đoàn thể, nhất là Cơng đồn, Đồn thanh niên tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồn viên, hội viên. Giáo dục, động viên đoàn viên, hội viên tinh thần hăng say lao động, có ý
thức tố chức kỷ luật, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; đảm bảo được lợi ích chính đáng của cho doanh nghiệp, người lao động.
- Tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đồn thể chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Ban chấp hành các đoàn thể phải nghiên cứu nắm vững những đặc điểm, cơ chế quản lý và các mối quan hệ liên quan đến tổ chức và hoạt động của các đồn thể, đến cơng nhân, người lao động trong doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở đề ra các chương trình hành động và nội dung sinh hoạt của các tố chức đoàn thể sao cho phù hợp.
Nội dung hoạt động của các đoàn thể cần bám sát vào nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cổ vũ động viên đoàn viên, hội viên thực hiện tốt cơng việc của họ, góp phần vào việc hồn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động khác trong doanh nghiệp; chăm lo cải thiện đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động.
Phương thức hoạt động của từng đoàn thể cần xuất phát từ đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng đoàn thể để xác định một cách phù hợp. Cụ thể là, thơng qua sinh hoạt đồn thế góp ý thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hội nghị sơ kết, tổng kết hoạt động đoàn thể và qua đại hội đồn thể; thơng qua các hoạt động văn hóa thể thao, xây dựng tổ, đội lao động tiên tiến; thông qua các cuộc gặp gỡ, làm việc với cấp ủy, chủ doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề nảy sinh và tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, hội viên.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các đoàn thể trong doanh nghiệp. Các cấp ủy Ban Chấp hành đoàn thể cấp trên phải quan tâm xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng người đoàn thể đứng đầu trong doanh nghiệp.
Cán bộ đoàn thể cần được lựa chọn từ phong trào quần chúng, là người tâm huyết, có trách nhiệm cao, được quần chúng tín nhiệm, là những người
phải có trình độ chun mơn, có năng lực làm cơng tác đồn thể. Muốn vậy, trước hết phải làm tốt công tác quy hoạch để chuẩn bị đội ngũ cán bộ đồn thể, lâu dài, chủ động trong cơng tác cán bộ khắc phục tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt cán bộ. Có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với điều kiện của địa phương đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác đồn thể trong doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh cơng tác phát triển đồn viên, hội viên, xây dựng đội ngũ đồn viên, hội viên có chất lượng, thể hiện rõ vai trò trong thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp và trong hoạt động của đồn thể. Thơng qua các hoạt động của các đoàn thể để lựa chọn quần chúng ưu tú để giới thiệu cho cấp ủy, tổ chức đảng bồi dưỡng, thử thách và kết nạp đảng.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy và sự chỉ đạo sâu sát của các đoàn thể cấp trên đối với cơ sở. Các cấp ủy, nhất là cấp ủy đảng trong doanh nghiệp cần coi trọng việc định hướng chính trị cho hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong thời gian dài và trong từng khoảng thời gian nhất định theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cấp ủy và Ban Chấp hành các đồn thể phân cơng cán bộ sâu sát quần chúng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng ý kiến của họ để phối hợp công tác.
Định kỳ cấp ủy làm việc với lãnh đạo các đồn thể để nắm tình hình, kịp thời giải quyết những kiến nghị, đề xuất và chỉ đạo hoạt động của các đoàn thể. Chỉ đạo đổi mới kiện toàn tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động của từng đoàn thể phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động của từng đoàn thể phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động của từng đồn thể, khắc phục tình trạng hành chính hóa hoạt động của đồn thể. Định kỳ 6 tháng, một năm, cấp ủy cấp trên làm việc với lãnh đạo các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn để nắm chắc tình hình hoạt động và có các chủ trương giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động đạt hiệu quả. Cấp ủy, Ban Chấp hành đoàn thế cấp
trên phối hợp với cấp ủy, ban chấp hành các đoàn thể cơ sở tuyên truyền, vận động, thuyết phục các chủ doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí, phương tiện cho các đồn thể hoạt động.
Nghiên cứu, sắp xếp lại tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội LHTN, Hội phụ nữ cho đồng bộ với tổ chức đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với các đoàn thể trong doanh nghiệp.
*Đối với những doanh nghiệp chưa có các đồn thể chính trị- xã hội:
- Ban Chấp hành đồn thể cấp trên tiến hành rà sốt nắm chắc tình hình của các doanh nghiệp, chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị để sớm thành lập tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên Hội phụ nữ trong doanh nghiệp khi có đủ điều kiện, trước mắt tập trung vào những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Để tiến hành công việc này đạt kết quả, một mặt cần dựa chắc vào các văn bản quy định và pháp luật của Nhà nước.
Mặt khác, cần coi trọng việc tuyên truyền, thuyết phục chủ doanh nghiệp để tạo sự đồng tình, ủng hộ của chủ doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức đoàn thể và nhất là để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả sau khi đã được thành lập. Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục chủ doanh nghiệp cần được tiến hành một cách khoa học, có lý có tình, khơng nên có biểu hiện áp đặt dễ gây sự khơng hài lịng, thiếu hợp tác của chủ doanh nghiệp. Cần lựa chọn và cử những cán bộ của cấp trên có uy tín, trình độ và kinh nghiệm cơng tác dân vận để tiếp xúc thuyết phục chủ doanh nghiệp.
- Cấp ủy, Ban Chấp hành các đoàn thể cấp trên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho công nhân, người lao động về vai trị của các tổ chức đồn thể, sự cần thiết phải thành lập các đoàn thể và quyền lợi của họ khi tham gia tổ chức này.
- Chuyển sinh hoạt cơng đồn, đồn thanh niên cho những đồn viên làm việc ở doanh nghiệp nhưng sinh hoạt cơng đồn, đồn thanh niên ở nơi
khác về tổ chức cơng đồn, đoàn thanh niên của doanh nghiệp ngay sau khi thành lập.
- Khi có đủ điều kiện cần thiết cần kịp thời tiến hành các thủ tục, quy trình để thành lập các đồn thể trong doanh nghiệp và tuyên truyền rộng rãi tạo sự lan tỏa đến các doanh nghiệp khác.
Khi thành lập các đoàn thể trong doanh nghiệp, cần coi trọng việc hình thành đội ngũ cán bộ, xác định chức năng, nhiệm vụ và xây dựng quy chế hoạt động. Các đồn thể, cấp ủy chính quyền cấp trên cần đặc biệt quan tâm theo dõi, chỉ đạo, giúp đỡ để các đoàn thể mới được thành lập đi vào hoạt động và đạt kết quả.