XDĐ về đạo đức là một nội dung quan trọng cơng tác XDĐ. Từ trước tới nay, thường nói XDĐ về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đó là ba bộ phận cấu thành cơng tác XDĐ. Trong di sản Hồ Chí Minh, vấn đề đạo đức cách mạng đã được Người quan tâm từ sớm. Ngay từ năm 1927, trong quá trình chuẩn bị các yếu tố cho Đảng ra đời Hồ Chí Minh đã bàn tới 23 điều tư cách của người cách mạng. Tuy khơng nêu thành một nội dung như chính trị, tư tưởng, tổ chức, nhưng trong rất nhiều tác phẩm như "Sửa đổi lối làm việc", "Di chúc"..., Hồ Chí Minh cho thấy XDĐ về đạo đức là một nội dung trọng yếu.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” có hẳn một phần về Tư cách và đạo đức cách mạng trong đó Hồ Chí Minh nêu 12 điều tư cách của Đảng chân chính cách mạng, đồng thời nêu phận sự của đảng viên và cán bộ, trong đó có đạo đức cách mạng. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, bởi vì nó liên quan trực tiếp tới khả năng và quyết định hiệu quả "gánh vác" công việc của Đảng cầm quyền. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln suy nghĩ và trăn trở về nguy cơ có thể xảy ra đối với một đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối chính trị, sự suy thối về tư
tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền lãnh đạo tồn xã hội, lãnh đạo nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên không tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa bản chất con người. Vì thế, Người ln nhắc nhở cán bộ, đảng viên: muốn làm cách mạng, trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và đối với dân tộc, ln phải kiên quyết đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định đã là người cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Đây không chỉ là yêu cầu về phẩm chất, năng lực mà cịn là vấn đề có tính ngun tắc trong chỉ đạo nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên. Người cũng cho rằng XDĐ về đạo đức là người đảng viên, người cán bộ phải biết lịng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến dần chỗ chí cơng vơ tư. Mình đã chí cơng vơ tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm, chính ngày càng thêm.
XDĐ về đạo đức càng có ý nghĩa quan trọng khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Bởi vì, trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều thói hư tật xấu dễ nảy sinh, đặc biệt là say quyền lực, quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, thiếu tinh thần trách nhiệm... Trong tác phẩm “Di chúc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [40. Tr. 498].
XDĐ về đạo đức chiếm một vị trí rất quan trọng, có thể được xem như gốc của mọi vấn đề. Bởi vì, dù đường lối chính trị đúng đắn mà cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức mà thơng thường suy thối đạo đức sẽ dẫn tới suy thoái về tư tưởng chính trị, thì đường lối chính trị cũng khơng có ý nghĩa gì.
Trước đây vấn đề đạo đức cũng đã được đặt ra, nhưng thường được lồng ghép với ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức hoặc đặt trong ba mặt ấy, ví dụ chính trị - đạo đức hay tư tưởng - đạo đức... Đạo đức chưa được đặt đúng
tầm quan trọng tương ứng với các mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức trong XDĐ. Hiện nay, xây dựng đạo đức phải là một mặt quan trọng trong công tác XDĐ, khi những tiêu cực, suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, đã trở thành nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1994, Đảng ta đã xác định tham nhũng, quan liêu là một trong bốn nguy cơ thì trong những năm sau đã bổ sung tệ lãng phí. Như vậy là đã có đủ ba thứ “tệ nạn” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu từ những năm 1960 nhưng đến nay đã ở những “mức độ” cao hơn trước nhiều. Hiện nay, riêng lãng phí đã là rất lớn, từ tiền bạc đến thời gian, sức lực, chất xám, con người... ở trung ương và địa phương. Vì lẽ ấy, cơng tác XDĐ về đạo đức ở trường học có vị trí, vai trị vơ cùng quan trọng để xây dựng đội ngũ nhà giáo thật sự là những tấm gương trong sáng.
Làm tốt việc XDĐ về đạo đức ở trường học gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ giúp nhà trường trở thành “thánh đường” thu hút sinh viên, học viên, học sinh. Những giảng viên, giáo viên của trường sẽ trở thành những tấm gương nhà giáo mẫu mực. XDĐ về đạo đức trong trường học cũng là để ngăn ngừa, hạn chế những mặt trái trong giáo dục hiện nay như chạy thầy, chạy điểm, những tiêu cực trong thi cử, phịng tham nhũng, lãng phí ở trường học một cách hiệu quả.
Tiểu kết chƣơng 1
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, dù ở giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo, các TCCSĐ luôn là gốc rễ, là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, bảo đảm cho đường lối của Đảng đi vào cuộc sống, đồng thời là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Do vậy, có thể khẳng định TCCSĐ là nền tảng có vai trị quan trọng quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Vì vậy, cơng tác XDĐ, đặc biệt là cơng tác xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ trong trường học nói riêng là một nội dung quan trọng hiện nay.
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản của đề tài, đó là các khái niệm XDĐ, cơng tác xây dụng Đảng, công tác XDĐ ở trường học. Tác giả cũng đã đi vào luận giải, làm sáng tỏ các yếu tố cấu thành công tác XDĐ của Đảng bộ cơ sở trường học như chủ thể, đối tượng, phương thức lãnh đạo công tác XDĐ ở trường học.
Xuất phát từ các kiến thức về lý luận và thực tiễn, tác giả đã đi vào phân tích vai trị của cơng tác XDĐ của đảng bộ cơ sở trường học. Đặc biệt, tác giả đi sâu phân tích nội dung cơng tác XDĐ ở Đảng bộ trường học bao gồm XDĐ về chính trị; XDĐ về tư tưởng; XDĐ về tổ chức và XDĐ về văn hóa.
Đây là những cơ sở lý luận cho việc khảo sát thực trạng của công tác XDĐ tại Đảng bộ HVCB TP.HCM mà tác giả sẽ đi vào nghiên cứu, trình bày tại chương 2.
Chƣơng 2
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN CÁN BỘTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN