Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng đảng của học viện cán bộ thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 37 - 43)

bộ Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh * Vị trí địa lý:

Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành nhờ cơng cuộc khai phá miền

Nam của nhà Nguyễn, bắt đầu từ năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh cho lập

phủ Gia Định.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ - 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ - 106 054 kinh độ đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đơng và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích của thành phố Hồ Chí Minh là 2.056 km2. Vùng đơ thị với 140 km2 bao gồm 19 quận. Vùng nông thôn rộng lớn với 1.916 km2, bao gồm 05 huyện (Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Mơn, Củ Chi). Khoảng cách từ trung tâm Thành phố đến biển là 50 km theo đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ. Độ cao trung bình cao hơn 6m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình cao ở vùng Bắc - Đơng Bắc và thấp ở vùng Nam - Tây Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sơng ngịi dày đặc với hệ thống kênh rạch trải dài hơn 2.900 ha rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và tàu bè đi lại. Khí hậu ơn hịa với nhiệt độ trung bình khoảng 27 0C - 290C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khơng q 50C; lượng mưa trung bình khoảng

2,000mm với độ ẩm trung bình khoảng 75-80%. Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa trong năm; mùa mưa vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hai hướng gió chính là gió Tây - Tây Nam và Bắc - Đơng Bắc và hầu như ít có bão, lũ lụt.

* Về kinh tế:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 22% GDP của cả nước. Giai đoạn 2011 - 2015, GDP của Thành phố tăng trưởng 9,6%/năm, gấp 1,66 lần mức tăng bình qn 5,8% của cả nước. Đóng góp thu ngân sách của cả nước năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 chiếm 27,7%, năm 2014 chiếm 30% tổng thu ngân sách cả nước, tăng gấp 2 lần giai đoạn 2006-2010. GDP bình quân đầu người tăng.

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, cơng nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của Thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%,

ngồi quốc doanh chiếm 44,6%, phần cịn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Đến cuối năm 2015, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 59,9% GDP, công nghiệp - xây dựng chiếm 39,2% GDP, nông nghiệp chiếm 0,9% GDP.

* Về tổ chức hành chính, dân cư:

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương. Thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Tồn thành phố có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Với tổng diện tích 2.095,01 km², theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số thành phố là 7.162.864 người, mật độ bình quân

3.419 người/km², tập trung chủ yếu trong nội thành.

Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị. Thành phố Hồ Chí Minh có gần một phần ba là dân nhập cư từ các

tỉnh khác. Đa phần là người Kinh (chiếm khoảng 93,52% dân số), kế đến là

người Hoa (chiếm 5,78% dân số), còn lại là các dân tộc khác (52/54 dân tộc

được cơng nhận tại Việt Nam có người cư trú tại thành phố, chỉ thiếu dân tộc Bố Y và Cống).

Trong số 06 tơn giáo có nhiều tín đồ nhất, Phật giáo chiếm khoảng 16,26% dân số, Thiên chúa giáo (chiếm khoảng 10,4% dân số, Cao đài (chiếm khoảng 0,44% dân số, Tin lành chiếm khoảng 0,37% dân số, Hồi giáo chiếm khoảng 0,09% dân số.

* Về giáo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ, truyền thơng:

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, khoa học, kĩ thuật của cả nước; đội ngũ thầy cô giáo, y bác sĩ, kỹ sư, văn nghệ sĩ đông đảo; hệ thống trường lớp đa dạng, phong phú, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế. Tỷ lệ người biết chữ trên địa bàn Thành phố là 99,89% (trong độ tuổi 15 – 35).

Nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo chiều hướng ngày càng gia tăng; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lượng (hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới.

Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, hoạt động báo chí xuất bản, truyền thơng diễn rất sơi nổi, mạnh mẽ. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí Thành phố và 113 văn phịng đại diện báo chí Trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản Trung ương cùng mạng lưới thơng tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và Trung ương.

Với những thế mạnh trên, trình độ dân trí, mức độ hiểu biết, nắm bắt thơng tin trên tất cả các lĩnh vực của người dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao hơn.

2.1.1.2. Đặc điểm cơng tác xây dựng Đảng tại Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 200.000 đảng viên sinh hoạt tại 2.382 tổ chức cơ sở đảng của 68 tổ chức Đảng cấp trên cơ sở, cơ sở trực thuộc Thành ủy. Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 10 kỳ Đại hội.

Công tác XDĐ ở Thành phố ln được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Các cấp ủy Đảng đã chú trọng đổi mới và tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức, tăng sức đề kháng của cán bộ, đảng viên trước các thơng tin xấu, độc hại. Tồn Thành phố đã xây dựng lực lượng báo cáo viên các cấp với 954 người. Giai đoạn 2010-2015, Thành phố phát hành 1,3 triệu bản thông báo nội bộ, 760 bản tin tham khảo, 1,3 triệu bản tin tuyên truyền, 11.000 bản thông tin tư liệu …Đã chú trọng nhiều hơn đến công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Gần như tất cả các Nghị quyết của Trung ương, từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đều được Thành phố triển khai cho đông đảo đảng viên.

Công tác XDĐ về đạo đức gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, Chỉ thị 05-CT/TW về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động. Đã xuất hiện rất nhiều tấm gương điển hình về học tập và làm theo Bác Hồ với những việc làm hiệu quả, thiết thực. Việc kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được tiến hành nghiêm túc. Đã đưa nội dung này trở thành nền nếp trong sinh hoạt Đảng hiện nay. Giai đoạn 2012-2015, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã biểu dương 542

tập thể, 842 cá nhân cấp thành phố, trong đó có 39 cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp thành phố.

Công tác kiểm tra, giám sát đã được triển khai đi vào chiều sâu gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về XDĐ hiện nay”. Trong đó chú trong kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện có hiệu quả kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các chương trình đột phá mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Đảng bộ Thành phố đã đề ra như phịng chống tham nhũng, lãng phí, cơng tác cán bộ, việc khắc phục sự kiểm điểm phê bình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Nhiệm kỳ 2010-2015, Ban Thường vụ Thành ủy đã lập 91 đoàn kiểm tra, giám sát 270 tổ chức Đảng và 51 đảng viên, trong đó 28 đồn là giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đối với 53 tổ chức Đảng, 22 thành ủy viên và cán bộ chủ chốt diện Ban thường vụ quản lý. Kiểm tra 11.893 tổ chức Đảng và 5.873 đảng viên. Giám sát 5.571 tổ chức Đảng và 3.440 đảng viên.

Cũng trong nhiệm kỳ này, Thành phố đã xử lý kỷ luật 48 tổ chức Đảng: khiển trách 34 và cảnh cáo 14. Khai trừ 282 đảng viên và cách chức 81, cảnh cáo 631, khiển trách 1.441.

Đó là những thực tiễn có ảnh hưởng, tác động đến cơng tác XDĐ của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong tồn đảng bộ, trong đó có Đảng bộ HVCB TP.HCM.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cịn nhiều tác động cả khách quan, chủ quan đến tình hình tư tưởng của nhân dân như: tình hình khó khăn của nền kinh tế, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh ngày càng có xu hướng khốc liệt và xảy ra thường xuyên hơn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Tình trạng đình cơng của cơng nhân, khiếu kiện tập thể đông người tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi và có xu hướng khơng giảm, cũng như ẩn chứa nguy cơ xảy ra điểm nóng. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, hách

dịch, tham ô của một bộ phận cán bộ đảng viên có chức, có quyền; sự suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả. Hoạt động diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tơn giáo can thiệp vào nội tình đất nước ta diễn ra nhiều hơn, thường xuyên hơn; một số quan điểm, thái độ, suy nghĩ của một số cán bộ hưu trí viết dưới dạng hồi ký, gây phân tâm cho độc giả; các quan điểm sai trái, thù nghịch xuất hiện nhiều trên Internet v.v… Xu hướng xa rời các lý tưởng và giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của cuộc sống ngày càng thể hiện rõ và phát triển trong một số lượng không nhỏ, nhất là thanh, thiếu niên bằng lối sống lai căng, đua địi, khơng có lý tưởng, thờ ơ, vơ cảm; tình trạng “tự diễn biến” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Môi trường sống tự nhiên và xã hội đã xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn khó lường v.v.. Đó là những nhân tố khách quan.

Tuy nhiên, những nhân tố chủ quan trong cơng tác xây dựng Đảng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác XDĐ của Thành phố.

Trên lĩnh vực công tác tư tưởng: năng lực nắm bắt tình hình tư tưởng và

giáo dục lý luận chính trị tư tưởng của một số tổ chức Đảng còn hạn chế, nhất các thơng tin tích cực trên báo chí chưa trở thành dòng chủ lưu định hướng dư luận xã hội. Cơng tác phịng ngừa, vận động, thuyết phục, đấu tranh, phê phán và xử lý các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị cịn yếu.

Trên lĩnh vực XDĐ về đạo đức : Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương

4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về XDĐ hiện nay” ở một số tổ chức Đảng đạt kết quả thấp; chậm xây dựng kế hoạch và chưa kiên quyết thực hiện các giải pháp khắc phục, sửa chữa khuyết điểm. Việc khắc phục khuyết điểm còn chậm và chưa gắn với giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, đơn vị; chưa tạo chuyển biến rõ rệt trong một số vấn đề cấp bách về XDĐ. Có những cấp ủy, người đứng đầu chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác

XDĐ. Một số nơi cịn tình trạng nể nang, né tránh. Việc đề ra các giải pháp trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa sáng tạo; có nơi cịn hình thức. Việc nêu gương của cán bộ lãnh đạo chưa sâu rộng.

Về công tác kiểm tra, giám sát : Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy

thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, thiếu ý thức tu dưỡng và rèn luyện. Một bộ phận vẫn chưa chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, thực hiện các nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng có nơi cịn lỏng lẻo. Việc kiểm tra thực hiện quy định những điều đảng viên khơng được làm ở một số cấp ủy cịn lúng túng v.v…

Tất cả những thuận lợi và khó khăn nêu trên có tác động cả tích cực và tiêu cực đến cơng tác XDĐ ở Thành phố Hồ Chí Minh và đặt ra cho cơng tác XDĐ ở Thành phố nói chung, cơng tác XDĐ ở Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng những thách thức, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Công tác xây dựng đảng của học viện cán bộ thành phố hồ chí minh hiện nay (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w