Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 68 - 69)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu chính là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Xác định được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp tổ chức tìm ra được phương pháp, cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Vì vậy các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương trược tiên phải đảm bảo tính mục tiêu. Các hoạt động quản lý trong nhà trường nói chung, GDKNS cho HS nói riêng đều hướng tới mục tiêu làm cho nhà trường ngày càng phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường TH, phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, mục tiêu và tiêu chuẩn của lý luận, lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Ch khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường TH. Đồng thời, các biện pháp quản lý phải phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, học sinh, cha mẹ học sinh, đặc điểm văn hoá kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành…

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương khi chọn biện pháp nào thì trong q trình thực hiện đều có kết quả nhất định. Tuy nhiên kết quả đó có phù hợp với cơng

sức, các nguồn lực và thời gian bỏ ra hay khơng, có tính bền vững hay khơng thì đó chính là đang nói đến khía cạnh hiệu quả của biện pháp. Vấn đề này các chủ thể quản lý cần quan tâm.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp khi áp dụng phải được xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, điều kiện cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể nhà trường. Các biện pháp quản lý phải được thể hiện, cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước và nhà trường.

Phải có tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục của nhà trường, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao và thực hiện có hiệu quả.

3.1.5. Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa

Là nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp mới,kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương cần phải đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý. Khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương phải đảm bảo nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý một cách biện chứng, tránh được tình trạng siêu hình.

Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện chưa hiệu quả.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trƣờng tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố thủ dầu một tỉnh bình dương (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)