3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở các
3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở các trường
* Mục tiêu biện pháp
Lập kế hoạch và triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có tầm quan trọng hàng đầu. Có thể nói, với biện pháp xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương được xem là biện pháp cơ bản nhất; đây là biện pháp có ý nghĩa liên kết tồn bộ các hoạt động tổ chức, ch đạo, kiểm tra quản lý, điều hành quá trình GDKNS cho HS.
Việc xây dựng kế hoạch là một công đoạn không thể thiếu được trong quản lý bất kỳ một cơng tác nào của nhà trường. Có xây dựng kế hoạch mới xác định được mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, ch tiêu cần đạt, … Tránh trường hợp được chăng hay chớ, tới đâu hay tới đó.
* Nội dung biện pháp
Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương là Kế hoạch hóa trong quản lý, là chức năng đầu tiên, đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục, vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài, vừa thường xuyên, cấp thiết hiện nay. Vì vậy, đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong quản lý toàn bộ hoạt động GDKNS cho học sinh TH. Cơng tác kế hoạch hóa bao gồm: Kế hoạch cho từng khóa học, năm học, học kỳ; kế hoạch của từng cấp, từng chủ thể; kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục, GVCN, giáo viên, các lượng tham gia GDKNS… Công tác xây dựng những kế hoạch này có nhiều đặc thù, rất phức tạp, chưa có nhiều kinh nghiệm làm kế hoạch như các công tác khác; dễ bị động, chưa có nền nếp cho nên phải vừa làm vừa điều ch nh, từng bước nâng cao chất lượng kế hoạch theo hướng tiết kiệm nhân lực, vật lực, tài chính nhưng vẫn đạt được hiệu quả tốt nhất của quá trình quản lý. Giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tổ chức quản lý hoạt động GDKNS là xây dựng kế hoạch.
Việc xây dựng kế hoạch là hoạt động đầu tiên của chủ thể quản lý. Việc xây dựng kế hoạch giúp các lực lượng giáo dục có cái nhìn tổng thể, bao qt tồn diện
sự phát triển của nhà trường và của học sinh, thấy được mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận. Thơng qua đó, giúp chủ thể quản lý, các lực lượng giáo dục ra những quyết định chính xác, điều ch nh và lựa chọn những phương án tối ưu, vừa tiết kiệm được nhân lực, vật lực, tài chính mà vẫn đạt tới hiệu quả tối đa của quá trình giáo dục. Đồng thời, việc lập kế hoạch cịn giúp cho các lực lượng giáo dục có thể xây dựng những tiêu chí đo lường, kiểm tra, xác định được các trạng thái trung gian cũng như trạng thái cuối cùng của học sinh.
Để việc xây dựng kế hoạch giáo dục được tốt, người Hiệu Trưởng phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể của học sinh, của đội ngũ giáo viên trường mình trong năm học, của địa phương mà trường đóng để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp. Việc nắm tình hình thực tế đội ngũ giáo viên và học sinh phải bao gồm tình hình có tính chất thường xun, lâu dài, phổ biến và tình hình có tính chất thời sự, tình hình cá biệt, có thể ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đối với tập thể học sinh trường.
*Cách thức thực hiện pháp
Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương là phải bảo đảm có kế hoạch hoạt động GDKNS cho học sinh TH theo từng học kỳ, năm học và khóa học. Đây vừa là mục tiêu vừa là điều kiện GDKNS, yêu cầu là phải thực hiện thường xuyên, liên tục; các cấp quản lý, từng chủ thể, từng giáo viên đều có kế hoạch của mình.
Quán triệt kế hoạch đến mọi đối tượng trong tồn học viên. Từ đó đánh giá chất lượng công tác từng chủ thể, giúp họ nâng cao chất lượng, hiệu quả GDKNS.
Nội dung, ch tiêu, yêu cầu các kế hoạch phải được quán triệt sâu sắc đến mọi tổ chức, mọi lực lượng có liên quan. Tổ chức thực hiện tồn diện, triệt để, có chất lượng các kế hoạch.
Ch ra cho chủ thể quản lý các biện pháp khắc phục thiếu sót, đưa mọi hoạt động quản lý giáo dục đi vào nền nếp, bảo đảm chính quy, hiện đại.
Bảo đảm tổ chức quản lý các hoạt động GDKNS cho học sinh TH theo kế hoạch. Kịp thời phát hiện ra những vấn đề cần phải bổ sung, điều ch nh.
Kế hoạch hóa hoạt động quản lý về thực chất là xây dựng chương trình hành động của các chủ thể quản lý, xác định mục tiêu, yêu cầu về quản lý, đề ra lộ trình và đảm bảo điều kiện thực hiện các mục tiêu các hoạt động quản lý có hiệu quả.
Vì vậy, người Hiệu Trưởng phải có kế hoạch cụ thể, cân đối; phải quan tâm tổ chức tốt đối với các hoạt động này.
Hiệu Trưởng tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục KNS cho học sinh.
Để nội dung quản lý có chất lượng hiệu quả trong giáo dục và quản lý giáo dục KNS cho học sinh TH, thông thường, các phương pháp quản lý của Hiệu Trưởng gồm:
- Phương pháp kế hoạch hóa: Là phương pháp Hiệu trưởng đi tìm những quyết định và những giải pháp thực hiện các quyết định đó của nhà quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Hiệu Trưởng là người quản lý mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt là quản lý giáo dục KNS cho học sinh và GVCN lớp tại các trường TH có vai trị quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện KNS cho học sinh TH. Chất lượng học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý, giáo dục của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các đoàn thể sẽ đem lại hiệu quả rất cao.
3.2.3. Tổ chức xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố