Quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học

Theo tác giả Phan Thị Hồng Vinh: “Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục

là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến.” [23]

Dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong hoạt động dạy học, hoạt động dạy của GV có vai trị chủ đạo, hoạt động học của HS có vai trị tự giác, chủ động, tích cực. Hoạt

động dạy của GV và hoạt động học của HS có liên hệ, tác động lẫn nhau. Nếu thiếu một trong hai hoạt động đó việc dạy học không diễn ra.

Như vậy bản chất của quản lý hoạt động dạy học chính là:

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; đồng thời quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.

- Quản lý hoạt động học của học sinh.

- Quản lý hoạt động phục vụ dạy học của tổ hành chính quản trị.

- Các đối tượng quản lý trên phải thực hiện được mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa; phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học; môi trường tự nhiên và xã hội; kiểm tra đánh giá,...

- Nội dung quản lý hoạt động dạy học:

- Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động của các tổ, nhóm chun mơn, các đồn thể, hội cha mẹ học sinh.

- Tổ chức: Hoàn thiện cơ cấu các tổ chức, huy động các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực để thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo: Việc thực hiện mục tiêu chương trình dạy học, hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV, xây dựng nề nếp dạy học đổi mới phương pháp dạy học.

- Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học.

a. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động của tổ chuyên môn

Hoạt động giảng dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học. Quản lý hoạt động này bao gồm: quản lý việc soạn bài, giảng bài trên lớp và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh như: sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, kế hoạch giảng dạy. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm: quản lý việc đảm bảo chất lượng giờ dạy, thực hiện giờ lên lớp của giáo viên; hồ sơ giáo án của giáo viên, hồ sơ tổ chuyên môn; sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động của tổ chuyên môn gồm:

- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. - Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên.

- Quản lý hoạt động tổ chức kiểm tra của giáo viên đối với học sinh ở cả 3 khâu: ra đề kiểm tra, coi kiểm tra, chấm bài kiểm tra.

Nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm: - Quản lý việc xây dựng tiêu chuẩn một giờ lên lớp.

- Quản lý thực hiện giờ lên lớp thơng qua thời khóa biểu, xây dựng chế độ kiểm tra, dự giờ, thăm lớp.

thể trong Điều lệ trường Tiểu học.

- Quản lý việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên.

-Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để họ bắt kịp những thay đổi của nội dung, chương trình.

- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.

b. Quản lý hoạt động học tập của học sinh

Quản lý hoạt động học tập trên lớp, nề nếp của học sinh: Giáo viên phải giáo dục cho học sinh về tư tưởng tạo cho các em có động lực, động cơ học tập tốt, có tinh thần tự giác hồn thành nhiệm vụ học tập; chăm chỉ, chịu khó học hỏi bạn bè, các thầy cô giáo. Nền nếp học tập, kỉ luật học tập của học sinh quyết định nhiều đến hiệu quả học tập của học sinh. Cần có sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các cá nhân, tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, phụ huynh học sinh trong việc quản lý hoạt động học tập trên lớp của học sinh.

Quản lý việc học tập ở nhà của học sinh: Có thể nói cơng tác quản lý việc học tập ở nhà của học sinh là một công việc vơ cùng khó khăn của các trường vì đây là cơng việc diễn ra ngoài nhà trường thiếu sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và ban cán sự lớp học. Hoạt động học tập ở nhà chủ yếu đặt dưới sự giám sát của cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, cơng tác hướng dẫn làm bài tập ở nhà phải được giáo viên hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết, khoa học về phương pháp, nội dung và cách thức giải quyết.

Mặt khác nhà trường cần giúp đỡ, hỗ trợ cụ thể cho cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục, giúp họ nắm được nội dung và phương pháp giáo dục trong gia đình đồng thời giúp họ thấy rõ được trách nhiệm phải phối, kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Từ đó, kết hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết việc học ở nhà của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện bắc trà my tỉnh quảng nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)