8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họ cở trường tiểu học
Quản lý ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Các trường tiểu học khi quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ tập trung vào các đối tượng và nội dung quản lý sau:
1.4.1. Quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phương tiện
a. Quản lý việc xây dựng phòng học đa phương tiện
Để tiến hành quản lý việc xây dựng phòng học đa phương tiện, CBQL nhà trường cần phải lưu ý những điểm sau:
- Phòng học đa phương tiện, trước hết phải là một phòng học với đầy đủ các chức năng của một phịng học truyền thống đồng thời có tích hợp thêm các phương tiện dạy học đa phương tiện (PTDH hiện đại) như: máy chiếu bóng, máy
chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bản trong, bảng kỹ thuật số, hệ thống loa, tai nghe, máy ghi âm, máy quay phim, bảng cảm ứng,... và đặc biệt là khơng thể thiếu các giàn máy vi tính có kết nối mạng Internet, và kết nối mạng Lan với nhau.
- Phòng học đa phương tiện được xây dựng phải đảm bảo có sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố sư phạm và yếu tố công nghệ một cách khoa học. Đồng thời các phòng học đa phương tiện phải phù hợp với việc tổ chức hoạt động dạy học cho hầu hết các mơn học hiện có trong các nhà trường phổ thơng hiện nay.
- Để xây dựng được một phòng học đa phương tiện là hết sức tốn kém, với khả năng tài chính của các trường tiểu học thì khó có thể xây dựng được một phịng học đa phương tiện và càng khó khăn trong việc xây dựng cả hệ thống các phịng học đa phương tiện cho nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần phải làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ cả về tinh thần lẫn CSVC.
- Khi tiến hành xây dựng phòng học đa phương tiện cho nhà trường, CBQL cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thực tế của nhà trường về CSVC hiện có, nhu cầu thực tế về PTDH hiện đại cho nhà trường (có tính đến tiến trình phát triển của nhà trường và sự lạc hậu của các PTDH hiện đại trong 3 đến 6 năm tới). Trên cơ sở thực tế của nhà trường, Hiệu trưởng mới lập kế hoạch cho tiến hành xây dựng phòng học đa phương tiện sao cho tránh được những lãng phí khơng cần thiết và phục vụ tốt cho nhu cầu dạy học của nhà trường.
b. Quản lý việc sử dụng phòng học đa phương tiện
Ngay sau khi quản lý thành công việc xây dựng các phịng học đa phương tiện thì Hiệu trưởng phải tiến hành quản lý đưa các phòng học này vào sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn các phòng học đa phương tiện hoạt động có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường cần phải làm tốt những công việc sau:
- Lên kế hoạch cho toàn bộ cán bộ GV, nhân viên của nhà trường tham gia lớp tập huấn về cách sử dụng hiệu quả các PTDH hiện đại được trang bị trong phòng học đa phương tiện.
- Cử một GV có trình độ tin học của nhà trường như GV tin học phụ trách phòng học đa phương tiện để hỗ trợ GV về mặt kỹ thuật trong quá trình GV sử dụng phịng học đa phương tiện tổ chức hoạt động dạy học.
- Nghiên cứu đề ra nội quy của phòng học đa phương tiện một cách chặt chẽ để cho tất cả mọi người đều có ý thức bảo vệ các phương tiện có trong phịng học đa phương tiện, cần phải có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ những phương tiện này.
- Phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả sử dụng phòng học đa phương tiện.
1.4.2. Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học
Để GV của nhà trường có thể khai thác tính năng của các phần mềm được diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mỗi nhà trường nên nhờ thêm sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia tin học. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về các phần mềm dạy học, những GV này phải có trách nhiệm về triển khai những điều mà họ tìm hiểu được cho các thành viên trong tổ chuyên môn, cùng những GV khác trong tổ chuyên môn tiếp tục nghiên cứu và đi đến thống nhất việc ứng dụng các phần mềm để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC có ứng dụng CNTT một cách hợp lý.
1.4.3. Quản lý việc truy cập internet để tìm kiếm thơng tin phục vụ dạy học
Để tìm kiếm và sử dụng tài liệu có hiệu quả thơng tin trên Internet, giáo viên phải được trang bị kỹ năng tìm kiếm thơng tin, biết sử dụng các phần mềm ứng dụng trong download, chỉnh sửa hình ảnh, video clip để tìm được nhanh chóng, có chất lượng thơng tin cần tìm từ kho dữ liệu khổng lồ Internet và chỉnh sửa cho sát và phù hợp với yêu cầu của nội dung bài giảng,.
Những thông tin khi đưa vào nội dung bài giảng phải từ các web chính thống, có nguồn gốc rõ ràng, tác giả là những nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng.
Không lạm dụng thông tin trên mạng trong tiết giảng mà phải kết hợp nhiều nguồn thông tin khác như sách giáo viên, sách tham khảo, đề tài khoa học, dụng cụ dạy học, kiến thức từ thực tế của giáo viên.
Giáo viên nên chủ động tìm thơng tin trên Internet, ghi lại những trang web có chứa những thơng tin có liên quan và tự phát hiện những vấn đề liên quan đến nội dung bài giảng.
Nghiên cứu các Website các trường học trong và ngoài nước để sưu tầm tài liệu phục vụ công tác học tập và giảng dạy, bổ sung vào thư viện của nhà trường...
1.4.4. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Cơng nghệ thông tin Công nghệ thông tin
a. Quản lý việc thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT
Trong kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung ấy, CBQL chỉ đạo cho các tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Mỗi tổ chuyên môn tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT; đồng thời trên cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong những điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.
Khi CBQL tiến hành chỉ đạo việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải định hướng cho GV tuân thủ các nguyên tắc của một GADHTC và ứng dụng CNTT
một cách phù hợp đối với tùng nội dung kiến thức có trong bài dạy.
Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT với mục đích đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả q trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT của GV.
Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động viên CBGV tham gia quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.
b. Quản lý việc sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT
Xây dựng kế hoạch cho việc đầu tư CSVC trường học đặc biệt là những PTDH hiện đại phục vụ cho các tiết dạy sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Triển khai đến cán bộ phụ trách cơ sở vật chất để bố trí các phịng học đảm bảo yêu cầu bài giảng. Có kế hoạch hội giảng, hội diễn, giao lưu học hỏi nhằm nâng cao trình độ CBGV. Xây dựng các quy trình, nguyên tắc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT.
Hiệu trưởng lên kế hoạch dự giờ, kiểm tra việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học. CBQL các trường cần có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho GV về quy trình sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Tổ chức các hoạt động dự giờ của các tiết dạy học có sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm những tiết dạy học này.
Thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV tham khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp với lớp mình dạy. Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời đối với GV sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao để nhân rộng điển hình, khích lệ động viên các GV khác cùng tham gia. CBQL cần xây dựng được các tiêu chí đánh giá việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Trong kiểm tra đánh giá cần có cơ chế khen thưởng phù hợp nhằm động viên GV hăng hái sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
1.4.5. Quản lý việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh của học sinh
Việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chính là việc sử dụng các PTDH hiện đại, các phần mềm vào hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các trường cần tăng cường ứng dụng như sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, giao bài tập trên trang Web, Check Online, ... nhằm tránh thói quen “học vẹt” của HS, giúp cho HS chủ động có phương pháp học tập tích cực, hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Mục đích phát triển giáo dục nước ta hiện nay là phải nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Một trong những vấn đề trăn trở của ngành giáo dục là: làm
thế nào để CNTT thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục? Làm thế nào để nhanh chóng đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao về CNTT để đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới? Cần quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Qua việc nghiên cứu lịch sử vấn đề và một số khái niệm công cụ cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học. Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học thì CBQL cần phải lưu ý một số điểm sau:
Trước hết, CBQL cần phải giúp GV của nhà trường nhận ra rằng cơng nghệ có hiện đại đến đâu cũng khơng thể thay thế được vai trị chủ đạo của GV trong q trình tổ chức hoạt động dạy học. Phương tiện có hiện đại đến đâu thì cũng vẫn chỉ là những máy móc vơ hồn, khơng có cảm xúc, khơng có tư duy sáng tạo như con người.
CBQL cần phải làm cho đội ngũ GV nhà trường hiểu được rằng, khơng có phần mềm nào có thể thiết kế được giáo án dạy học. Máy vi tính chỉ là cơng cụ hỗ trợ cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, khơng thể hồn tồn thay thế được vai trò của GV. Cho nên CBQL cần phải lưu ý GV khơng được ỷ lại vào máy vi tính mà tự đánh mất vai trị quan trọng của chính mình trong các giờ dạy.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết GV hiện nay rất ngại ứng dụng CNTT trong dạy học một phần vì trình độ tin học của GV hiện nay còn hạn chế, cuộc sống của đa số GV cịn khó khăn nên chưa thực sự tâm huyết với nghề. Nhưng chủ yếu vẫn do nhận thức của GV về ứng dụng CNTT trong dạy học chưa đúng. Rất nhiều GV có tính bảo thủ cho rằng cần gì phải ứng dụng CNTT trong dạy học vì từ trước đến nay với các PTDH truyền thống họ vẫn có thể đào tạo được rất nhiều thế hệ HS trưởng thành và trở thành nhân tài cho đất nước. Những GV có suy nghĩ về việc ứng dụng CNTT trong dạy học như vậy là do họ chưa nắm được cơ sở lý luận về vấn đề này. Do vậy để tiến trình quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học được diễn ra mà khơng gặp phải nhiều khó khăn trở ngại thì một việc quan trọng nữa mà mỗi nhà trường cần phải làm đó là làm tốt cơng tác tư tưởng cho CBGV, nhân viên của nhà trường để họ nhận thấy rằng ứng dụng CNTT để dạy học là một yêu cầu tất yếu, là khâu đột phá trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Quá trình khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát công tác ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của Hiệu trưởng ở trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát điều kiện, phương tiện dạy học phục vụ công tác ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên các trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
- Trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học.
- Quan sát một số tiết dạy có ứng dụng CNTT; tiến hành phỏng vấn HS, GV và CBQL; rút ra được những nhận xét về công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học.
2.1.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát
a. Đối tượng khảo sát
+ Cán bộ quản gồm: 7 Hiệu trưởng, 12 Phó Hiệu trưởng của 7 trường Tiểu học + 22 Tổ trưởng chuyên môn của 7 trường Tiểu học
+ 71 giáo viên của 7 trường Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
b. Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian: Từ tháng 03/2021 đến tháng 05/2021.
- Địa bàn khảo sát: 6 trường Tiểu học và 1 trường PTDTBT Tiểu học huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
c. Các giai đoạn tiến hành khảo sát
- Tháng 03 năm 2021: Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học.
- Tháng 04-05 năm 2021: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học.
2.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bắc Trà My – tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam
Bắc Trà My là địa bàn thuộc vùng Trà My (cũ), được người xưa lưu truyền là “cao sơn ngọc quế”, là vùng rừng núi bạt ngàn ở phía Tây Quảng Nam (có tên gọi là Đắk Tamin), có ngọn núi Ngọc Linh cao gần 2.600m, được mệnh danh là “nóc nhà của miền Nam nước Việt”. Trước đây, vùng Trà My bao gồm cả huyện Phước Sơn, là nơi cư ngụ của bà con các dân tộc Cadong, Mơnông, Xêđăng, Cor... Sau Cách mạng tháng Tám, nơi đây đượcc gọi là châu Trà My, được biết đến như là “thủ đô kháng chiến” trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Bắc Trà My được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Trà My trước đây theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ, có tổng diện tích tự