CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2.2 Các kiến nghị liên quan đến danh tiếng nhà trường
Danh tiếng nhà trường là một nhân tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến động lực làm việc của các chuyên viên đang làm việc tại các trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Tuy hiện nay, các chuyên viên đánh giá khía cạnh này rất tốt, tuy nhiên các trường cũng cần chú trọng xây dựng uy tín, thương hiệu, thiết lập văn hố đổi mới của các trường.
Các trường khi xây dựng thương hiệu cần chú trọng ở cả hai mặt: xây dựng thương hiệu trên thị trường giáo dục và xây dựng thương hiệu nội bộ.
Về xây dựng thương hiệu bên ngoài, các trường cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng nhiều chương trình chuyên biệt tạo cho người học nhiều sự lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ cho việc giao lưu và kiến tập của sinh viên,… Bên cạnh đó, các trường cần nâng cao chất lượng đội ngũ của giảng viên giảng dạy.
Về xây dựng thương hiệu nội bộ, đó khơng chỉ là cách để giữ được người tài, mà còn là hướng đi vững chắc của một tổ chức. Các trường cần có tầm nhìn, chiến lược dài hạn và tạo dựng hình ảnh đẹp mà ai cũng muốn mình là một phần trong đó. Các trường phải xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, khơi gợi lịng đam mê, tính sáng tạo trong mỗi nhân viên, tạo cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Việc xây dựng thương hiệu nội bộ nên bắt đầu từ lực lượng nòng cốt trong đội ngũ nhân viên. Thấu hiểu và chăm lo cho nhân viên sẽ làm họ hài lịng, tạo nhiều động lực khuyến khích họ thực hiện công việc tốt hơn. Hơn thế, mỗi nhân viên sẽ là một
“đại sứ” cho hình ảnh của nhà trường đối với bên ngoài. Các trường cần đầu tư xây dựng thương hiệu nội bộ như là một giải pháp bền vững và lâu dài cho sự phát triển của mình.Đồng thời, tạo ra sự khác biệt giữa trường mình với các trường khác.