Phân tích hệ số cronbach’s alpha

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến động lực làm việc của chuyên viên các trường đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Phân tích hệ số cronbach’s alpha

Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát trong thang đo thông qua hệ số cronbach’s alpha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số cronbach’s alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị hệ số cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên, nếu một hệ số cronbach’s alpha quá lớn (α > 0,95), cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng khác gì nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tuy nhiên, cronbach’s alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số cronbach’s alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ (biến rác). Việc loại bỏ cần phải cân nhắc giá trị nội dung của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha cho 4 yếu tố bao gồm: cơng việc; chính sách và chế độ đãi ngộ; quan hệ trong công việc; danh tiếng nhà trường được tác giả trình bày ở bảng 4.2. Chi tiết được trình bày ở phần phụ lục 5.1, 5.2, 5.3, 5.4.

Bảng 4.2 Kết quả phân tích cronbach’s alpha các yếu tốBiến Biến

quan sát Trung bình thangđo nếu loại biến Phương sai thangđo nếu loại biến Tương quanbiến tổng Cronbach’s alphanếu loại biến

Thang đo yếu tố Công việc (WO): α = 0,722

WO1 10,08 5,510 ,524 ,653

WO2 10,21 4,910 ,583 ,614

WO3 10,46 5,108 ,586 ,614

WO4 10,27 5,955 ,360 ,745

Thang đo yếu tố chính sách chế độ đãi ngộ (PO): α = 0,800

PO1 19,73 24,589 ,500 ,780 PO2 20,15 23,862 ,500 ,780 PO3 19,84 24,210 ,525 ,776 PO4 19,70 24,250 ,556 ,771 PO5 19,84 24,740 ,474 ,784 PO6 20,00 23,995 ,480 ,784 PO7 19,83 24,421 ,508 ,778 PO8 19,73 24,521 ,552 ,773

Thang đo yếu tố quan hệ công việc (RE): α = 0,858

RE1 29,91 21,348 ,626 ,838 RE2 29,76 22,575 ,612 ,840 RE3 29,77 23,263 ,504 ,850 RE4 29,67 22,074 ,668 ,834 RE5 29,86 21,741 ,589 ,842 RE6 29,90 23,181 ,552 ,845 RE7 29,73 23,387 ,538 ,847 RE8 29,73 22,726 ,624 ,839 RE9 29,98 22,687 ,538 ,847

Thang đo yếu tố danh tiếng nhà trường (BR): α = 0,714

BR1 7,73 2,189 ,492 ,680

BR2 7,75 2,053 ,585 ,558

BR3 7,71 2,461 ,533 ,631

Thang đo yếu tố động lực làm việc của chuyên viên (MO): α = 0,708

MO1 6,77 1,097 ,496 ,654

MO2 6,78 1,013 ,556 ,579

MO3 6,82 1,098 ,526 ,618

Yếu tố công việc bao gồm bốn biến quan sát (WO1, WO2, WO3, WO4). Yếu tố cơng việc có hệ số cronbach’s alpha bằng 0,722 (đạt yêu cầu). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép ( > 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,586 và nhỏ nhất là 0,360. Kết quả phân tích cronbach’s alpha yếu tố cơng việc cho thấy nếu loại biến WO4 hệ số cronbach’s alpha sẽ tăng từ 0,722 lên 0,745. Tuy nhiên việc loại bỏ biến cần phải cân nhắc giá trị nội dung của khái niệm nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Biến WO4 nói về sự “được ghi nhận trong công việc”, trong thực tiễn đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá một công việc, người lao động sẽ không thấy thoả mãn và cố gắng nếu như họ cảm thấy thành quả lao động mình tạo ra khơng được ghi nhận bởi tổ chức. Ngoài ra, hệ số cronbach’s alpha của yếu tố này cũng đã rất tốt (0,722). Vì vậy, tác giả quyết định giữ lại biến WO4. Như vậy, cả bốn biến đo lường yếu tố công việc sẽ được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Yếu tố chính sách, chế độ đãi ngộ bao gồm tám biến quan sát (PO1, PO2, PO3, PO4, PO5, PO6, PO7, PO8). Nhân tố chính sách, chế độ đãi ngộ có hệ số cronbach’s alpha bằng 0,800 (đạt yêu cầu). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép ( > 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,556 và nhỏ nhất là 0,474. Như vậy, cả tám biến đo lường yếu tố chính sách, chế độ đãi ngộ sẽ được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Yếu tố quan hệ trong cơng việc bao gồm chín biến quan sát (RE1, RE2, RE3, RE4, RE5, RE6, RE7, RE8, RE9). Yếu tố quan hệ trong cơng việc có hệ số cronbach’s alpha bằng 0,858 (đạt yêu cầu). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (> 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,668 và nhỏ nhất là 0,504. Như vậy, cả chín biến đo lường yếu tố quan hệ trong công việc sẽ được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Yếu tố danh tiếng nhà trường bao gồm ba biến quan sát (BR1, BR2, BR3). Yếu tố danh tiếng nhà trường có hệ số cronbach’s alpha bằng 0,714 (đạt yêu cầu). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép ( > 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,585 và nhỏ nhất là 0,492.

Như vậy, cả ba biến đo lường yếu tố danh tiếng nhà trường sẽ được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Cuối cùng, yếu tố động lực làm việc của chuyên viên bao gồm ba biến quan sát (MO1, MO2, MO3). Yếu tố động lực làm việc của chuyên viên có hệ số cronbach’s alpha bằng 0,708 (đạt yêu cầu). Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường yếu tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép. (> 0,3). Hệ số tương quan biến tổng lớn nhất là 0,556 và nhỏ nhất là 0,496. Như vậy, cả ba biến đo lường nhân tố động lực làm việc sẽ được đưa vào phân tích EFA tiếp theo.

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến động lực làm việc của chuyên viên các trường đại học trực thuộc đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w