7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
4.2. DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI ĐẾN CHẤTLƯỢNG
NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG TÍNH ĐẾN NĂM 2020
Với các dự báo tải lượng ô nhiễm tại chương 3 của luận văn này thì ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước sông VCĐ tính đến năm 2020 theo 3 kịch bản đã được trình bày tại chương 3 của luận văn:
- Kịch bản 1: Toàn bộ nước thải KCN, CCN sẽ được thu gom và xử lý đạt cột A của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 24:2009/BTNMT).
- Kịch bản 2: Toàn bộ nước thải KCN, CCN sẽđược thu gom và xử lý đạt cột B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 24:2009/BTNMT).
- 100 -
Để dự báo được ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước sông VCĐ theo ba kịch bản trên, tác giảứng dụng phần mềm MIKE 11 để biểu diễn lan truyền một số chất ô nhiễm trong nước sông tại năm 2020 trong 2 mùa. Kết quả chạy mô hình được trình bày trong các hình từ 4.2 – 4.11.
- 101 -
Kịch bản 1 – Phân bố COD Kịch bản 2 – Phân bố COD Kịch bản 3 – Phân bố COD Hình 4.2: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền COD trong mùa khô ứng với 3 kịch bản
Kịch bản 1 – Phân bố BOD5 Kịch bản 2 – Phân bố BOD5 Kịch bản 3 – Phân bố BOD5
- 102 -
Kịch bản 1 – Phân bố TSS Kịch bản 2 – Phân bố TSS Kịch bản 3 – Phân bố TSS Hình 4.4: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền TSS trong mùa khô ứng với 3 kịch bản
Kịch bản 1 – Phân bố N tổng Kịch bản 2 – Phân bố N tổng Kịch bản 3 – Phân bố N tổng Hình 4.5: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền N tổng trong mùa khô ứng với 3 kịch bản
- 103 -
Kịch bản 1 – Phân bố P tổng Kịch bản 2 – Phân bố P tổng Kịch bản 3 – Phân bố P tổng Hình 4.6: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền P tổng trong mùa khô ứng với 3 kịch bản
Kịch bản 1 – Phân bố COD Kịch bản 2 – Phân bố COD Kịch bản 3 – Phân bố COD Hình 4.7: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền COD trong mùa mưa ứng với 3 kịch bản
- 104 -
Kịch bản 1 – Phân bố BOD5 Kịch bản 2 – Phân bố BOD5 Kịch bản 3 – Phân bố BOD5
Hình 4.8: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền BOD5 trong mùa mưa ứng với 3 kịch bản
Kịch bản 1 – Phân bố TSS Kịch bản 2 – Phân bố TSS Kịch bản 3 – Phân bố TSS Hình 4.9: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền TSS trong mùa mưa ứng với 3 kịch bản
- 105 -
Kịch bản 1 – Phân bố N tổng Kịch bản 2 – Phân bố N tổng Kịch bản 3 – Phân bố N tổng Hình 4.10: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền N tổng trong mùa mưa ứng với 3 kịch bản
Kịch bản 1 – Phân bố P tổng Kịch bản 2 – Phân bố P tổng Kịch bản 3 – Phân bố P tổng Hình 4.11: Kết quả chạy mô hình dự báo lan truyền P tổng trong mùa mưa ứng với 3 kịch bản
- 106 -
Dựa vào kết quả chạy mô hình MIKE 11 được trình bày trong các hình từ 4.2 – 4.11, tác giả có nhận xét sau:
4.2.1. Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước sông VCĐ vào mùa khô
Ứng với kịch bản 1: các thông số trong nước thải đều xử lý đạt loại A, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải không cao nên diễn biến nồng độ các chất trong nước sông giảm từ thượng nguồn xuống hạ nguồn theo quá trình tự làm sạch của sông. Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước sông đoạn trước rạch Tây Ninh dao động quanh giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) và từ sau rạch Tây Ninh đều dao động quanh giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2). Đặc trưng diễn biến nồng độ từng thông số như sau:
- Thông số COD: nồng độ giảm dần từ 25 mg/l – 12 mg/l và không nhận thấy sự gia tăng nồng độ tại các vị trí các rạch đổ vào và tại các nguồn thải điểm;
- Thông số BOD5: Nhận thấy có sự tăng nồng độ tại vị trí rạch Tây Ninh đổ vào (nồng độ BOD5 trong nước sông tăng từ 9 mg/l lên 16 mg/l) và tăng nhẹ tại vị trí tiếp nhận nước từ các rạch thuộc huyện Trảng Bàng (nồng độ BOD5 trong nước sông tăng từ 8 mg/l lên 8,5 mg/l);
- Thông số TSS, N tổng, P tổng có biểu hiện tăng lên tại đoạn sông có hoạt động công nghiệp phát triển (đoạn chảy qua huyện Trảng Bàng). Cụ thể:
+ Thông số TSS: nồng độ giảm dần từđầu nguồn (30 mg/l) xuống còn 14 mg/l đến trước khi chảy qua huyện Gò Dầu. Sau đó tăng lên 0,17 mg/l tại khu vực tiếp nhận nước thải từ các rạch thuộc huyện Trảng Bàng (cuối nguồn);
+ Thông số Tổng P: nồng độ giàm dần từđầu nguồn đến đoạn huyện Gò Dầu từ 0,8 mg/l xuống 0,1 mg/l và tăng nhẹ lên 0,14 mg/l tại đoạn tiếp nhận nước thải từ các rạch huyện Trảng Bàng;
+ Thông số Tổng P: nồng độ giàm dần từđầu nguồn đến đoạn huyện Gò Dầu từ 3,5 mg/l xuống 1,2 mg/l và tăng nhẹ lên 1,8 mg/l tại đoạn tiếp nhận nước thải từ các rạch huyện Trảng Bàng:
Ứng với kịch bản 2: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông có xu hướng giảm dần từ thượng nguồn xuống hạ nguồn do khả năng tự làm sạch cùa con sông.
- 107 -
Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước sông có tăng hơn so với kịch bản 1 nhưng nhìn chung đều đạt giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1).
Đặc trưng diễn biến nồng độ từng thông số như sau:
- Thông số COD: đã nhận thấy sự gia tăng nồng độ tại vị trí quy hoạch các KCN khu vực huyện Trảng Bàng nhưng tại các vị trí các rạch đổ vào (nồng độ tăng từ 12 mg/l lên 16 ml/l) không nhận thấy có sự thay đổi;
- Thông số TSS, N tổng, P tổng nồng độ tăng lên rõ hơn tại đoạn sông có hoạt động công nghiệp phát triển (đoạn chảy qua huyện Trảng Bàng). Ngoài ra, tại các vị trí tiếp nhận nước thải từ các rạch cũng thể hiện sự tăng nồng độ. Điều này nhận thấy rõ tại vị trí rạch Tây Ninh đổ vào sông VCĐ. Tuy nhiên sự tăng này chỉ hiện diện ở tại vi trí rạch đổ vào và sau đó lại trở về nồng độ nền của nước sông. Cụ thể: tại đoạn sông VCĐ chảy qua huyện Trảng Bàng có nồng độ TSS tăng lên từ 20 mg/l lên 23 mg/l, Tổng P tăng từ 0,1 mg/l lên 0,16 mg/l, Tổng N tăng từ 1,2 mg/l lên 1,6 mg/l.
Ứng với kịch bản 3: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông có xu hướng giảm dần từ thượng nguồn xuống hạ nguồn do khả năng tự làm sạch cùa con sông. Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước sông có tăng hơn so với kịch bản 2 nhưng nhìn chung đều đạt giá trị cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Tuy nhiên, ta nhận thấy sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông rõ nét hơn tại các vị trí có rạch đổ vào và tại đoạn hạ nguồn nơi sẽ quy hoạch các KCN và CCN với số lượng lớn.
Đặc trưng diễn biến nồng độ từng thông số như sau:
+ Thông số COD: nồng độ dao động trong khoảng từ 10 mg/l đến 28 mg/l. Trong đó nồng độ phổ biến là 12 mg/l. Tại đoạn sông chảy qua huyện Trảng Bàng (hoạt động công nghiệp mạnh) nồng độ có tăng lên đến 18,2 mg/l và sau đó giảm xuống còn 15 mg/l trước khi đổ vào tỉnh Long An;
+ Thông số TSS: nồng độ nước sông dao động từ mức thấp nhất là 15 mg/l đến cao nhất là 35 mg/l. Nồng độ phổ biến trên cảđoạn sông là 15 – 16 mg/l. Tại đoạn chảy qua huyện Trảng Bàng nồng độ tăng lên 18 mg/l.
- 108 -
+ Thông số Tổng N: nồng độ nước sông dao động từ mức thấp nhất là 1,5 mg/l đến cao nhất là 3,5 mg/l. Nồng độ phổ biến trên cảđoạn sông là 1,5 mg/l. Tại đoạn chảy qua huyện Trảng Bàng nồng độ tăng đột biến lên 3,5 mg/l.
+ Thông số Tổng P: nồng độ nước sông dao động từ mức thấp nhất là 0,08 mg/l đến cao nhất là 1,2 mg/l. Nồng độ phổ biến trên cảđoạn sông là 0,1 mg/l. Tại đoạn chảy qua huyện Trảng Bàng nồng độ tăng nhẹ lên 0,18 mg/l.
4.2.2. Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước sông VCĐ vào mùa mưa
Mùa mưa, diễn biến nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông với ảnh hưởng từ các nguồn nước thải tương tự mùa khô nhưng nồng độ giảm nhẹ hơn mùa khô, ngoại trừ thông số TSS thì có tăng hơn so với mùa khô. Cụ thể như sau:
- Thông số COD: hàm lượng thấp hơn so với mùa khô từ 1 – 2 mg/l;
- Thông số TSS: hàm lượng cao hơn so với mùa khô từ 2 – 3 lần;
- Thông số N tổng: hàm lượng thấp hơn so với mùa khô từ 3 – 4 lần;
- Thông số P tổng: hàm lượng thấp hơn so với mùa khô từ 1,2 – 1,5 lần.
Như vậy, trong mùa mưa do lưu lượng nước sông VCĐ lớn nên nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông ứng với 3 kịch bản có giảm so với mùa khô và đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) ngoại trừ thông số TSS có tăng hơn quy chuẩn quy định. Bên cạnh đó, sựảnh hưởng đến chất lượng nước sông từ các nguồn nước thải từ các rạch và từ khu vực công nghiệp phát triển cũng được nhận thấy rõ theo chiều hướng tăng dần và rõ rệt hơn từ kịch bản 1 đến kịch bản 3.
Do đó, có thể khẳng định chất lượng nước sông VCĐ bị ảnh hưởng bởi sự xả thải từ các hoạt động phát triển KT – XH. Tuy nhiên, sựảnh hưởng này cũng có thể hạn chếđược thông qua sự kiểm soát các nguồn thải theo kịch bản 1 và kịch bản 2. Qua các kết quả chạy mô hình theo 3 kịch bản khác nhau ta cũng nhận thấy được khả năng đồng hoá và làm giảm thiểu các chất ô nhiễm trong nước sông theo thời gian và không gia ở sông VCĐ là khá cao. Tuy nhiên, khả năng tự làm sạch này có giới hạn về tải lượng các chất ô nhiễm do đó nhất thiết cần có sự quản lý phù hợp và hợp lý để sông VCĐđược bảo vệ.
- 109 -
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC