7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tại các nước phát triển trên thế giới, việc nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông đã thực hiện từ rất sớm. Trong đó có thể kểđến các nghiên cứu điển hình như sau:
- V. V. T RKUNOV, A. M. NIKANOROV I, M. M. LAZNIK and Zhu Dongwei, Analysis of long-term and seasonal river water quality changes in Latvia, Water Research 26 (1992) 1203 – 1216 [19]. Nghiên cứu này dùng số liệu phân tích các nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm chính trong một thời gian dài từ 15 – 43 năm để phân tích đánh giá mối quan hệ của nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông và sự phát thải theo mùa tại các sông thuộc nước Latvia. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc tập trung vào việc dùng các phương pháp thống kê các số liệu sẵn có để đánh giá chất lượng nước sông chứ không dùng tổng hợp các biện pháp đánh giá chất lượng nước sông;
- Mimoza Milovanovic, Water quality assessment and determination of pollution sources along the Axios-Vardar River, Southeastern Europe, Desalination 213 (2007) 159 – 173 [18]. Đây là nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và xác định các nguồn ô nhiễm dọc sông Axios-Vardar ở khu vực Đông Nam Châu Âu. Nghiên cứu này dựa trên việc thu thập và phân tích các số liệu quan trắc nguồn nước mặt và
- 32 -
nước thải đổ vào sông theo thời gian nhiều năm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ mới nêu được hiện trạng CLN sông chưa có các dự báo xu hướng diễn biến chất lượng nước trong tương lai;
- Yangwen Jia, Cunwen Niu, Hao Wang, Integrated modeling and assessment of water resources and water environment in the Yellow River Basin, Environment Research 1 (2007) 12 – 19 [21]. Nghiên cứu này dùng phương pháp mô hình hóa để đánh giá chất lượng nước bằng mô hình WEP-L (Water and Energy transfer Processes in Large river basins) có phát triển module CLN dựa vào xói lở và chuyển tải trầm tích áp dụng cho lưu vực sông Hoàng Hà – Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là một nghiên cứu tập trung vào mô hình hóa lan truyền và chuyển tải các chất ô nhiễm trong nước sông chứ chưa dùng tổng hợp nhiều phương pháp để đánh giá.
- A. Loukas, Surface water quantity and quality assessment in Pinios River, Thessaly, Greece, Desalination 250 (2010) 266 – 273 [17]. Đây là nghiên cứu gần đây về đánh giá chất lượng và khối lượng nước mặt tại sông Pinios ở Hy Lạp. Nghiên cứu này cũng chủ yếu dựa vào số liệu các thông số chất lượng nước sông được quan trắc theo thời gian và không gian trên lưu vực sông. Việc đánh giá chất lượng nước sông được thực hiện bằng phương pháp thống kê chuẩn phân phối Student’s. Nghiên cứu này cũng chưa áp dụng việc mô hình hóa để đánh giá dự báo xu hướng chất lượng nước sông trong tương lai.
Tóm lại, các nghiên cứu trên chỉ ra các phương pháp và kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông tại các nơi trên thế giới thông qua việc thống kê các nguồn thải, sự lan truyền chất ô nhiễm trong nước sông theo thời gian và không gian. Mỗi nghiên cứu chỉ tập trung vào một nghiên cứu với phương pháp nhất định (hoặc là thống kê số liệu theo thời gian và không gian hoặc là dùng mô hình hóa,…) đểđánh giá CLN sông chứ không dùng kết hợp các phương pháp khác nhau.