ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sông vàm cỏ đông chảy qua địa phận tỉnh tây ninh (Trang 61 - 144)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.1. Các đặc điểm kinh tế

Tiểu lưu vực sông VCĐ trên địa phận tỉnh Tây Ninh chảy qua hầu hết các huyện có kinh tế phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong tỉnh như: TX. Tây Ninh, huyện Hòa Thành, huyện Trảng Bàng, huyện Gò Dầu nên các đặc điểm kinh tế cũng khá tương đồng với các đặc điểm kinh tế của toàn tỉnh. Các đặc điểm kinh tế chính của tỉnh Tây Ninh như sau:

2.2.1.1. Tc độ tăng trưởng và chuyn dch cơ cu kinh tế

Trong 7 năm 2001 – 2007, nền kinh tế của Tây Ninh liên tục phát triển. Giai đoạn 2001 – 2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14%/năm, cao hơn so với mức tăng GDP bình quân của cả nước cùng giai đoạn này (7,5%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GDP. Tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng – dịch vụ trong các năm tại bảng 2.13.

- 49 -

Bảng 2.13: Cơ cấu phát triển kinh tế tỉnh Tây Ninh qua các năm

Đơn vị: %

Năm Nông – Lâm – Ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng

2000 43,53 21,01 35,46 100 2001 43,47 20,62 35,91 100 2002 43,49 22,26 34,26 100 2003 40,63 25,54 33,82 100 2004 39,99 25,55 34,45 100 2005 41,20 26,08 32,71 100 2006 40,07 27,68 32,24 100 2007 38,02 27,67 34,13 100 2008 41,81 25,83 33,36 100

Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh năm 2008 [1]

Tất cả các mức tăng trưởng trên của các ngành đều cao hơn mức trung bình cả nước cùng thời kỳ. Thu nhập đầu người năm 2007 đạt 13,6 triệu đồng/người [13], tương đương với mức bình quân của cả nước, nhưng còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân của vùng KTTĐPN (ước tính đạt 31,4 triệu đồng/người).

2.2.1.2. Phát trin đô th

- Tây Ninh là địa phương có tốc độ đô thị hóa chậm so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều này phản ánh đúng thực trạng phát triển KT – XH tỉnh trong các giai đoạn đã qua.

- Theo niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh đến năm 2008, dân số trung bình toàn tỉnh là 1.053 ngàn người, trong đó dân sốđô thị có 180.666 người (chiếm 17,3%).

- Quá trình đô thị hóa ở Tây Ninh diễn ra với tốc độ nhanh. Giai đoạn 2001 – 2007, tỷ lệ dân sốđô thị tăng 3,8%, bình quân mỗi năm tăng 0,5%.

- Tốc độđô thị hóa trên địa bàn gắn liền với sự ra đời của các KCN và khu kinh tế cửa khẩu cũng như sự phát triển của các đô thị hiện có trên địa bàn.

2.2.1.3. Sn xut công nghip

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 đạt 12.407,5 tỷđồng tăng 20,6% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2007 là 19%/năm [13]. Năm 2008, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 7.021 cơ sở sản xuất công nghiệp, giảm

- 50 -

10,8% so với năm 2005. Như vậy, với tốc độ giá trị sản xuất tăng cao trong khi số cơ sở sản xuất công nghiệp lai giảm cho thấy ngành công nghiệp tỉnh Tây Ninh tương đối hiệu quả.

- Tính đến năm 2008, số lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp là 63.681 người, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1.500 – 3.000 người/năm.

- Các ngành công nghiệp chính ở Tây Ninh hiện nay gồm: thực phẩm và đồ uống, sản phẩm từ cao su, sản xuất điện, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (giường, tủ, bàn ghế), may mặc, các sản phẩm từ kim loại...

- Tính đến năm 2009, toàn tỉnh Tây Ninh có 3 khu công nghiệp và 1 khu chế xuất nhưng thuộc lưu vực sông VCĐ có 2 KCN là KCN Trảng Bàng, KCN Bourbon An Hòa và KCX Linh Trung 3. Trong đó, đã đi vào hoạt động có KCN Trảng Bàng (diện tích 190,76 ha, tỉ lệ lấp đầy là 48,62%) và KCX Linh Trung 3 (diện tích 202,67 ha, tỉ lệ lấp đầy là 48,62%) [18].

2.2.1.4. Sn xut nông, lâm nghip và thy sn

Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục có bước chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2005, 2007 và 2008 được trình bày trong bảng 2.14.

Bảng 2.14: Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Đơn vị: triệu đồng Stt Ngành 2005 2007 2008 01 Nông nghiệp 6.627.696 9.881.302 14.130.028 02 Lâm nghiệp 189.613 263.157 267.968 03 Thủy sản 138.212 157.494 177.280 Tổng 6.955.521 10.301.953 14.575.276

Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh năm 2008 [1]

Từ bảng 2.14 ta thấy giá trị sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên cơ cấu trong từng ngành lại có chuyển biến khác nhau. Cơ cấu phát triển theo từng ngành được trình bày trong bảng 2.15.

- 51 - Bảng 2.15: Cơ cấu phát triển từng ngành qua các năm Đơn vị: % Stt Ngành 2005 2006 2007 2008 I. Nông nghip 100 100 100 100 01. Trồng trọt 83,24 86,10 84,89 78,34 02. Chăn nuôi 15,30 12,49 13,72 20,36 03. Dịch vụ 1,46 1,40 1,39 1,31

II. Lâm nghip 100 100 100 100

01. Trồng và nuôi rừng 7,54 5,35 3,21 2,52 02. Khai thác glâm sản ỗ và 88,72 91,84 95,09 94,38 03. Dịch vnghiụệ lâm p 3,73 2,81 1,70 3,09 III. Thy sn 100 100 100 100 01. Nuôi trồng thủy sản 44,80 41,06 50,86 60,01 02. Khai thác thủy sản 41,72 43,01 34,84 30,40 03. Dịch vụ thủy sản 13,48 15,93 14,30 9,59 Nguồn: Niên giám thống kê Tây Ninh năm 2008 [1]

2.2.1.5. Giao thông vn ti

(1).Mng lưới giao thông đường b

- Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Tây Ninh trên lưu vực sông VCĐ chủ yếu dựa trên 2 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 22 và Quốc lộ 22B) và các tuyến tỉnh lộ tạo thành hệ thống các trục dọc và trục ngang phân bố đồng đều trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có hệ thống đường huyện, đường giao thông đô thị và đường giao thông nông thôn.

- Mật độ mạng lưới đường so với cả nước là khá cao, trung bình đạt 1,17 km/km2; tại khu vực các đô thị tỷ lệ này đạt 2,34 km/km2.

(2).Mng lưới giao thông đường thy

Hệ thống sông kênh rạch ở Tây Ninh tạo ra một mạng lưới giao thông đường thuỷ tương đối thuận lợi. Riêng tuyến sông VCĐ là tuyến giao thông thuỷ ở phía Tây – Nam của tỉnh, bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Châu Thành, Hoà Thành

- 52 -

xuống Long An. Chiều rộng của sông từ 80 – 150 m, độ sâu khoảng 5 – 10 m, cho phép các phương tiện đường thuỷđến 200 DWT lưu thông.

2.2.2. Các đặc điểm xã hội

2.2.2.1. Dân s

- Dân số Tây Ninh năm 2008 có khoảng 1.058.526 người, tỉ lệ tăng tự nhiên năm 2008 là 1,04%.

- Dân số trên lưu vực sông VCĐ chảy qua là 847.986 người chiếm 80,11% tổng dân số toàn tỉnh. Dân số phân bố không đều giữa các huyện và khu vực trong tỉnh, chủ yếu tập trung ở nông thôn (chiếm 80,30%); trong khi đó tại khu vực thành thị dân số thấp hơn nhiều (chiếm 19,70%). Tỷ lệ dân thành thị thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân của cả nước (27,1%) điều đó chứng tỏ mức độ đô thị hoá ở Tây Ninh còn thấp.

Dân số trong lưu vực sông VCĐ theo từng huyện được nêu tại bảng 2.16. Bảng 2.16: Dân số trung bình năm 2008 tỉnh Tây Ninh phân theo huyện, thị

Đơn vị: người

Stt Huyện/Thị Tổng số (người/kmMật độ 2)

Phân theo giới

tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn

01 Bến Cầu 64.358 275,84 31.320 33.038 7.140 57.218 02 Châu Thành 129.246 226,25 62.917 66.329 9.631 119.615 03 Gò Dầu 144.489 576,34 70.005 74.484 27.896 116.593 04 Hòa Thành 144.277 1.735,77 69.541 74.736 18.904 125.373 05 Tân Biên 86.058 100,85 41.259 44.799 12.976 73.082 06 Trảng Bàng 152.323 447,71 73.778 78.545 16.490 135.833 07 TX Tây Ninh 127.235 908,82 61.149 66.086 74.040 53.195 Tổng số 847.986 - 409.969 438.017 167.077 680.909 Tỉ lệ % 100,00 - 48,35 51,65 19,70 80,30

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2008 [1]

2.2.2.2. Y tế

Tính đến hết năm 2009, trên địa phận 5 huyện có sông VCĐ chảy qua có tổng cộng 5 trung tâm y tế cấp huyện, 1 phòng khám đa khoa ở Trảng Bàng, 52 trạm y tế

- 53 -

xã, thị trấn. Ngoài ra trong khu vực còn có 2 bệnh viện cấp tỉnh là bệnh viện Y học Cổ truyền (huyện Hòa Thành) và bệnh viện Lao và Bệnh phổi (huyện Châu Thành).

2.2.2.3. Giáo dc

Giáo dục trên toàn tỉnh Tây Ninh nói chung và các huyện nơi có sông VCĐ chạy qua nói riêng ngày càng được quan tâm và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao với các cấp từ mầm non tới dạy nghề chuyên nghiệp. Tây Ninh hiện chưa có trường đại học.

- 54 -

CHƯƠNG 3

HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG

VÀM CỎ ĐÔNG TRÊN ĐỊA PHẬN TỈNH TÂY NINH 3.1. HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN NƯỚC THẢI

3.1.1. Các nguồn nước thải ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông

Các nguồn nước thải vào hệ thống sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh bao gồm:

- Nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị, khu dân cư tập trung;

- Nước thải sản xuất từ các KCN/CCN, các cơ sở sản công nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ nằm ngoài KCN/CCN, các làng nghề, ...

- Nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế;

- Nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm;

- Nước thải nuôi trồng thủy sản;

- Nước mưa chảy tràn: khi qua các vùng đất canh tác nông nghiệp mang theo các tác nhân ô nhiễm như chất rắn, dư lượng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, ... và nước mưa chảy tràn qua đô thị cuốn theo đất, cát, dầu mỡ, ...;

- Chất thải, xăng dầu rò rỉ, tràn đổ từ hoạt động giao thông thủy.

Trong các nguồn kể trên nguồn gây ảnh hưởng chính đến chất lượng nước sông VCĐ là nguồn công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn tác giả sẽ tập trung vào nguồn công nghiệp và sinh hoạt.

Để có thể đánh giá được đầy đủ các nguồn nước thải đổ vào sông VCĐ theo nguyên tắc phải thống kê, điều tra tất cả các nguồn thải phát sinh trong lưu vực sông. Để làm được việc này cần nhiều thời gian và kinh phí. Do đó tác giả sẽ tiếp cận các nguồn thải trên toàn lưu vực bằng cách thống kê các nguồn thải điểm đổ trực tiếp vào sông và các nguồn thải không trực tiếp đổ vào sông mà thông qua các

- 55 -

rạch chính đổ vào sông VCĐ. Các nguồn thải không đổ trực tiếp vào sông VCĐ bao gồm các nguồn thải phát sinh trên lưu vực đổ vào các suối hoặc rạch thứ cấp sau đó theo các rạch, kênh chính đổ vào sông VCĐ.

3.1.2. Các nguồn thải trực tiếp

3.1.2.1. Thng kê các ngun thi trc tiếp

Theo số liệu thu thập tại các cơ quan quản lý địa phương và kết quả điều tra, khảo sát thực tế dọc theo sông VCĐ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, các nguồn thải chính đổ trực tiếp vào sông VCĐ gồm:

- Nguồn công nghiệp chỉ có 01 nhà máy chế biến mủ cao su;

- Nguồn thải sinh hoạt chỉ có 01 khu đô thị tập trung là thị trấn Gò Dầu.

Danh sách các nguồn thải đổ trực tiếp vào sông VCĐ được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Các nguồn thải trực tiếp vào sông Vàm CỏĐông

Stt Nguồn thải Vị trí Phân loại nguồn

01

Nhà máy chế biến cao su Vên Vên thuộc Công ty cổ phần cao su Tây Ninh

Xã Hiệp Thạnh,

huyện Gò Dầu Công nghiệp 02 Khu Dầu đô thị tập trung Thị trấn Gò Thị trấn Gò Dầu Sinh hoạt

3.1.2.2. Nng độ các cht ô nhim các ngun thi trc tiếp

Đểđánh giá hiện trạng xả thải nước thải của các nguồn trên, tác giảđã điều tra và lấy mẫu nước thải tại nhà máy và khu đô thị tập trung về phân tích tại PTN Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC).

Lưu lượng, kết quả phân tích chất lượng nước thải và tải lượng các nguồn thải của nguồn công nghiệp và khu dân cư tập trung được trình bày trong bảng 3.2 Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước thải

Stt Thông số Đơn vị NT1 NT2 QCVN 01:2008/BTNMT QCVN 14:2008/BTNMT 01 pH - 6,9 7,2 6 – 9 5 – 9 02 TSS mg/l 75 182 90 100 03 BOD5 mg/l 134 81 45 50 04 COD mg/l 200 138 225 -

- 56 - Stt Thông số Đơn vị NT1 NT2 01:2008/BTNMT QCVN 14:2008/BTNMT QCVN 05 NH4+ mg/l 17,83 5,85 36 10 06 Tổng N mg/l 52,10 76,08 54 - 07 Tổng P mg/l 4,08 1,37 - - 08 As mg/l <0,0005 <0,0005 - - 09 Pb mg/l <0,001 <0,001 - - 10 Cr6+ mg/l <0,001 <0,001 - - 11 Hg mg/l 0,0006 <0,0001 - - 12 Dầu mỡ mg/l <0,01 0,14 - 20 13 TColiform ổng MPN/100 ml KPH 1.700 - 5.000 Ghi chú:

- NT1: Nhà máy chế biến cao su Vên Vên;

- NT2: Khu đô thị tập trung Thị trấn Gò Dầu

- QCVN 01:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên thiên (cột B - thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích nước cấp sinh hoạt, Kq=0,9; Kf=1,0);

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B – thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích nước cấp sinh hoạt, K=1);

- “ – ”: Không quy định trong quy chuẩn.

So sánh với QCVN 01:2008/BTNMT (cột B) cho thấy nước thải nhà máy trước khi thải ra môi trường phần lớn các thông số đều đạt chuẩn quy định (trừ thông số BOD5 vượt quy chuẩn khoảng 3 lần). Điều này cho thấy mặc dù nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn chưa xử lý đạt tất cả các thông số ô nhiễm.

So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) cho thấy nước thải tại khu đô thị tập trung Thị trấn Gò Dầu trước khi thải ra môi trường có một số thông số không đạt quy chẩn quy định. Trong đó, nồng độ BOD5 cao hơn quy chuẩn 1,6 lần, SS cao hơn quy chuẩn 1,8 lần. Sở dĩ nước thải vào sông VCĐ không đạt chuẩn là vì thị trấn Gò Dầu vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

3.1.2.3. Ti lượng các cht ô nhim các ngun thi trc tiếp

Từ các số liệu phân tích và đo đạc về chất lượng nước thải đổ trực tiếp vào sông VCĐ kể trên ta tính được tải lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn như sau:

- 57 -

(1).Đối vi ngun công nghip

Nhà máy chế biến mủ cao su với lưu lượng thải 760 m3/ngày, tải lượng các chất ô nhiễm đổ vào sông được trình bày trong bảng 3.3:

Bảng 3.3: Tải lượng các chất ô nhiễm nguồn công nghiệp đổ trực tiếp vào sông VCĐ

Stt Thông số Đơn vị Tải lượng thải của nhà máy chế biến mủ cao su Vên Vên

01 BOD Kg/ngày 102 02 COD Kg/ngày 152 03 TSS Kg/ngày 57 04 Tổng N Kg/ngày 31 05 Tổng P Kg/ngày 3 (2).Đối vi ngun sinh hot

Lưu lượng thải được tính dựa trên các số liệu về dân số, lượng nước cấp cho khu đô thị tập trung. Tính đến thời điểm hết năm 2008, dân số của Thị trấn Gò Dầu khoảng 27.896 người. Lượng nước thải được ước tính khoảng 80% lượng nước cấp sinh hoạt (với quy mô huyện Gò Dầu hiện tại là 80 l/ngày). Vậy tổng lượng nước thải phát sinh ước tính được là 2.232 m3/ngày. Như vậy tải lượng các chất ô nhiễm đổ vào sông VCĐ của thị trấn Gò Dầu được tính tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm nguồn sinh hoạt đổ trực tiếp vào sông VCĐ

Stt Thông số Đơn vị Tải lượng thải của khu đô thị tập trung (thị trấn Gò Dầu)

01 BOD Kg/ngày 181

02 COD Kg/ngày 308

03 TSS Kg/ngày 406

04 Tổng N Kg/ngày 170

05 Tổng P Kg/ngày 3

3.1.3. Các nguồn thải thông qua kênh rạch

3.1.3.1. Thng kê các kênh rch đổ vào sông Vàm CĐông

Theo kết quả khảo sát và thống kê, trên đoạn sông VCĐ chảy trên địa phận

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sông vàm cỏ đông chảy qua địa phận tỉnh tây ninh (Trang 61 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)