7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
2.1.3. Điều kiện địa chất, thổ nhưỡng
2.1.3.1. Địa chất
Địa chất ở phía Tây tỉnh Tây Ninh chủ yếu là phù sa cổ trên nền đá gốc sa diệp thạch trung sinh và cổ sinh thượng.
Các thành tạo xâm nhập: Trên mặt đồi là lớp vỏ phong hoá felarit gapbro chỉ gặp ởđộ sâu 29 m trở xuống. Đá có màu từ xám đen tới đen, cấp phối hạt từ nhỏ tới vừa, tuổi khoảng 110 triệu năm.
Địa tầng có lớp trầm tích Kanizoi dày 100 – 400 m, hướng nghiêng chính Tây. Tỉnh Tây Ninh từ huyện Hoà Thành qua huyện Trảng Bàng đến huyện Củ Chi (TP.HCM) có dạng dưới là cát sỏi, giữa là vỏ laterit, trên là cát bột màu xám phân bố thành dải kéo dài. Đoạn từ huyện Gò Dầu đến Châu Thành (dọc thung lũng sông VCĐ) có trầm tích đầm lầy, tồn tại dưới dạng bồn trũng nhỏ hình bầu dục.
2.1.3.2. Thổ nhưỡng
Lưu vực sông VCĐ phổ biến các nhóm đất phèn, đất đỏ vàng, đất phù sa do bồi tích của các con sông và đất than bùn chôn vùi:
- 39 -
- Nhóm đất phèn phân bố chủ yếu ven sông VCĐ được phân thành 3 loại: đất phèn thuỷ phân, đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng;
- Nhóm đất đỏ vàng chiếm tỷ trọng không lớn phân bố ở các huyện Tân Biên, Hoà Thành, TX Tây Ninh được phân thành 3 loại: đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu đỏ trên đá granit và đất đỏ vàng trên đá phiến.
- Đất phù sa do bồi tích của các con sông phân bố ở các huyện Trảng Bàng, Châu Thành và Gò Dầu được phân thành 2 loại là đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất phù sa Gley.
- Đất than bùn chôn vùi có diện tích 1.072 ha (chiếm 0,26% diện tích đất tự nhiên), nằm xen trong các vùng đất phèn, men theo hạ lưu trũng sông VCĐ, ở các huyện Châu Thành, Gò Dầu và Bến Cầu.
Với đặc thù chảy qua các loại đất như vậy, chất lượng nước sông VCĐ cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi phèn làm cho pH nước sông tương đối thấp,