HIỆN TRẠNG CHẤTLƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG DƯỚ

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sông vàm cỏ đông chảy qua địa phận tỉnh tây ninh (Trang 76 - 86)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.2. HIỆN TRẠNG CHẤTLƯỢNG NƯỚC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG DƯỚ

DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI

3.2.1. Hiện trạng các thông số ô nhiễm trong nước sông Vàm Cỏ Đông

Để đánh giá hiện trạng CLN sông VCĐ chảy trên địa phận tỉnh Tây Ninh, tác giảđã tổng hợp kết quả phân tích từ việc lấy mẫu tại 13 điểm trên sông VCĐ trong hai mùa mưa (năm 2009) và mùa khô (năm 2010). Kết quả phân tích nước sông 2 đợt lấy mẫu được trình bày trong phụ lục 1. Vị trí cụ thể lấu mẫu nước sông được trình bày trong bảng 1.2 và hình 1.2.

3.2.1.1. Hin trng pH trong nước sông

Kết quả đo đạc giá trị pH nước sông VCĐ tại các điểm khảo sát qua 2 mùa mưa và khô được trình bày trong hình 3.1.

Biểu đồ biểu diễn pH của nước sông qua 2 đợt lấy mẫu

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí lấy mẫu

Mùa mưa Mùa khô

QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 cận dưới QCVN 08:2008/BTNMT cột B1 cận trên

Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn pH của nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu Dựa vào biểu đồ trên ta nhận thấy:

- Giá trị pH của nước sông VCĐ tại các vị trí lấy mẫu vào mùa khô cao hơn mùa mưa do ảnh hưởng bởi đất phèn, giá trị mùa khô dao động từ 6,1 – 7,2 và mùa mưa dao động từ 6,0 – 7,1. So với kết quả quan trắc năm 2006 (giá trị pH vào mùa khô dao động từ 5,8 – 7,2 và mùa mưa dao động từ 5,2 – 5,8 [6]), giá trị pH vào mùa khô khá tương đồng trong khi giá trị pH vào mùa mưa lại cao hơn. Sở dĩ có sự chênh lệch giá trị pH vào mùa mưa là do thời gian lấy mẫu không tương ứng.

- 64 -

- So sánh kết quả đo đạc với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1) ta nhận thấy các giá trị pH đo được này đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên các kết quả này nằm sát cận dưới của Quy chuẩn (phần lớn các kết quảđo đạc đều có pH < 6,5).

Việc pH nước sông VCĐ có pH tương đối thấp là do sông VCĐ chảy qua vùng đất bị nhiễm phèn nên bịảnh hưởng tới chất lượng nước.

3.2.1.2. Hin trng ô nhim các cht rn lơ lng

Hàm lượng các chất lơ lửng có trong nước sông VCĐ trong 2 mùa được thể hiện trong hình 3.2.

Biểu đồ biểu diễn nồng độ TSS trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu 0 20 40 60 80 100 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí lấy mẫu m g /l

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn nồng độ TSS trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu

Dựa vào biểu đồ tại hình ta nhận thấy hàm lượng TSS trong mùa mưa cao hơn mùa khô từ 1,7 – 8 lần tuỳ vào vị trí; Giá trị TSS đo được trong mùa khô dao động trong khoảng 4,5 – 35 mg/l, và 15 – 93 mg/l vào mùa khô. So sánh kết quảđo đạc với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, vào mùa khô tại hầu hết các vị trí trên sông đều đạt quy chuẩn Cột A2 nhưng trong mùa mưa chỉđạt quy chuẩn Cột B1.

- 65 -

Như vậy, hàm lượng TSS trong nước sông VCĐ thay đổi đáng kể giữa mùa khô và mùa mưa. Vào mùa mưa hàm lượng TSS cao hơn mùa khô, tuy nhiên vẫn đạt quy chuẩn quy định.

3.2.1.3. Hin trng ô nhim các cht hu cơ

Hàm lượng DO, BOD5 và COD tại các vị trí khảo sát trong hai mùa mưa và khô được thể hiện trong hình 3.3 – 3.5.

Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu 0 1 2 3 4 5 6 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí m g /l

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn nồng độ DO trong nước sông Vàm CỏĐông

Biểu đồ biểu diễn nồng độ BOD5 trong nước sông Vàm CỏĐông sau 2 đợt lấy mẫu 0 5 10 15 20 25 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí lấy mẫu m g /l

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

- 66 -

Biểu đồ biểu diễn nồng độ COD trong nước sông Vàm CỏĐông sau 2 đợt lấy mẫu 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí m g /l

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn nồng độ COD trong nước sông Vàm CỏĐông Dựa vào biểu đồ biểu diễn nồng độ DO, BOD5 và COD trong nước sông VCĐ tại hình 3.3 – 3.5 ta nhận thấy:

- Thông số DO vào mùa mưa cao hơn mùa khô. Giá trị DO tại các điểm khảo sát vào mùa mưa dao động từ 3,0 – 5,0 mg/l; mùa khô dao động từ 2,1 – 3,6 mg/l. Giá trị này cao hơn so với kết quả quan trắc năm 2006, với giá trị thông số DO vào mùa mưa và mùa khô tương ứng lần lượt là 2,4 – 3,4 mg/l và 2,0 – 3,4 mg/l [4.1]. So sánh kết quả đo đạc với QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2 và Cột B1) ta nhận thấy hầu hết các giá trị DO đều không đạt quy chuẩn (phần lớn đều < 4) trừ giá trị đo được vào mùa mưa tại các điểm M7, M9 và M11 (đạt quy chuẩn ứng với cột B1) và điểm M1 (đạt quy chuẩn ứng với cột A2);

- Thông số BOD5 vào mùa khô cao hơn vào mùa mưa tại từng điểm khảo sát (trừ điểm M1). Tỷ lệ hàm lượng BOD5 giữa mùa khô và mùa mưa không đều giữa các điểm khảo sát, tỷ lệ này trung bình là 3,5 lần trong đó thấp nhất là 0,95 lần tại điểm M1 và cao nhất là 9,5 lần ở điểm M4. So với QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2 và Cột B1) ta nhận thấy vào mùa mưa hầu hết các vị trí khảo sát đều nằm trong quy chuẩn cho phép ứng với cột B1 (trừđiểm M1), so với cột A2 có 3 vị trí không đạt là M1, M10 và M12. Vào mùa khô chỉ có 7/13 vị trí có giá trị đạt quy chuẩn Cột B1 và 1/13 vị trí có giá trị đạt quy chuẩn Cột A2. Tỷ lệ vượt so với quy chuẩn Cột

- 67 -

B1 không cao (đều < 1,5 lần). Các giá trị này so với kết quả quan trắc năm 2006 [6] đều cao hơn từ 3 – 6 lần vào mùa mưa và từ 7 – 14 lần vào mùa khô.

- Thông số COD có dạng biểu đồ khá tương đồng với kết quả BOD5. Vào mùa mưa giá trị đo được thấp hơn vào mùa khô (trừ vị trí M1). Tỷ lệ chênh lệch giữa mùa khô và mùa mưa không đồng đều giữa các vị trí, trung bình mùa khô cao hơn mùa mưa 2,3 lần trong đó cao nhất là 4,6 lần tại vị trí M6 và thấp nhất là 1,1 lần tại vị trí M9. So với QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2 và Cột B1) ta nhận thấy hầu hết các vị trí khảo sát đều nằm trong quy chuẩn cho phép ngoại trừ các vị trí M1, M4, M6 và M8 có kết quả vào mùa khô cao hơn giá trị Cột B1. Các giá trị này so với kết quả quan trắc năm 2006 [6] đều cao hơn từ 1,5 – 2 lần ở cả mùa mưa và mùa khô.

Như vậy nhìn chung các thông sốđặc trưng ô nhiễm hữu cơ có các đặc điểm chung như sau:

- Nước sông VCĐ vào mùa khô ô nhiễm hơn mùa mưa;

- So với QCVN 08:2008/BTNMT Cột B1 các điểm khảo sát đều đạt quy chuẩn. Tuy nhiên có vài vị trí vào mùa khô vượt cao hơn quy chuẩn quy định nhưng nhìn chung vượt không nhiều. Do đó có thể kết luận là nước sông VCĐ vào mùa mưa không bị ô nhiễm hữu cơ nhưng trong mùa khô vẫn còn có các vị trí bị ô nhiễm nhẹ;

- So với kết quả quan trắc năm 2006, nước sông ngày càng bị ô nhiễm hơn.

3.2.1.4. Hin trng ô nhim các cht dinh dưỡng

Hàm lượng Amoni, Tổng N và Tổng P tại các vị trí khảo sát trong hai mùa mưa và khô được thể hiện trong hình 3.6 – 3.8.

- 68 -

Biểu đồ biểu diễn nồng độ NH4+ trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu - 0,100 0,200 0,300 0,400 0,500 0,600 0,700 0,800 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí m g /l

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn nồng độ NH4+ trong nước sông Vàm CỏĐông

Biểu đồ biểu diễn nồng độ Tổng N trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu - 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí m g /l Mùa mưa Mùa khô

Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn nồng độ Tổng Nitơ trong nước sông Vàm CỏĐông

Biểu đồ biểu diễn nồng độ Tổng P trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu - 0,20 0,40 0,60 0,80 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí m g /l Mùa mưa Mùa khô

Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn nồng độ Tổng Photpho trong nước sông Vàm CỏĐông Dựa vào biểu đồ biểu diễn nồng độ NH4+, Tổng N và Tổng P trong nước sông Vàm CỏĐông tại hình 3.6 – 3.8 ta nhận thấy:

- 69 -

- Thông số NH4+: nồng độ chênh lệch khá lớn tại các điểm khảo sát. So với QCVN 08:2008/BTNMT (cột A2 và Cột B1) ta nhận thấy vào mùa mưa và mùa khô hầu hết các vị trí khảo sát đều nằm trong quy chuẩn cho phép ứng với cột B1, so với cột A2 có 8/13 vị trí không đạt quy chuẩn. Đặc biệt vào mùa khô có vị trí M6 và M8 cao hơn quy chuẩn quy định 1,5 lần. So với kết quả quan trắc chất lượng nước sông VCĐ năm 2006 [6], giá trị nồng độ NH4+ trong nước sông tại thời điểm khảo sát cao hơn 2,9 lần vào mùa mưa và cao hơn 3,4 lần vào mùa khô;

- Thông số Tổng N: giá trị Tổng N đo được vào mùa mưa cao hơn mùa khô và không tương đồng nhau tại các vị trí lấy mẫu. Giá trị này vào mùa khô nằm trong khoảng từ 0,53 – 3,55 mg/l và trong mùa mưa nằm trong khoảng 0,60 – 9,98 mg/l. Đặc biệt có vị trí nồng độ đo được giữa mùa mưa và mùa khô chênh nhau từ 5 – 6,9 lần (M8, M10 và M11). Giá trị Tổng Nitơ này tăng dần từ đầu nguồn xuống cuối nguồn, giá trị tăng cao tại các vị trí sau khi tiếp nhận nước từ các rạch tiếp nhận nước thải từ các khu dân cư tập trung (M3, M8 và M12) và tại vị trí tiếp nhận nước thải sinh hoạt của khu đô thị tập trung Gò Dầu (M11);

- Thông số Tổng P: giá trị Tổng P khá tương đồng nhau giữa hai mùa mưa và khô. Vào mùa mưa giá trị này tại các vị trí khá tương đồng dao động trong khoảng từ 0,05 – 0,17 mg/l. Vào mùa khô giá trị này cũng tương đồng với giá trị mùa mưa (nồng độ dao động trong khoảng từ 0,06 – 0,15 mg/l) ngoại trừ có sự tăng đột biến tại một số điểm M8, M9 và M11 với nồng độ tương ứng lần lượt là 0,27 mg/l, 0,25 mg/l và 0,68 mg/l.

Như vậy, về mặt ô nhiễm chất dinh dưỡng nhìn chung nước sông VCĐ vẫn chưa bị ô nhiễm. Nồng độ các thông số đo đạc không cao vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. Riêng một số vị trí do tiếp nhận nước thải từ các khu đô thị tập trung có nồng độ các thông số ô nhiễm dinh dưỡng cao hơn nhưng nhìn chung vẫn còn nằm trong phạm vi quy chuẩn quy định. Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước sông VCĐ tại thời điểm năm 2009 cao hơn năm 2006.

- 70 -

3.2.1.5. Hin trng ô nhim du m

Kết quả phân tích thông số dầu mỡ trong nước sông VCĐ được biểu diễn trong hình 3.9.

Biểu đồ biểu diễn nồng độ dầu mỡ trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí n n g độ ( m g /l)

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

Hình 3.9: Biểu đồ biểu diễn nồng độ dầu mỡ trong nước sông Vàm CỏĐông Dựa vào kết quả đo đạc trong 2 đợt lấy mẫu dọc sông VCĐ được trình bày trong hình 3.9 ta nhận thấy:

- Nồng độ dầu mỡ trong nước sông tại mỗi vị trí khảo sát có kết quả khá tương đồng giữa 2 đợt khảo sát, giá trị dao động trong khoảng từ 0,01 – 0,05 mg/l. Nhiều vị trí vào mùa khô không phát hiện dầu mỡ trong mẫu thử;

- Nồng độ dầu mỡ trong nước sông nằm dao động quanh quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2), tất cả các kết quảđo đạc đều nằm dưới quy định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột B1);

Như vậy, nước sông VCĐ không bị ô nhiễm dầu mỡ.

3.2.1.6. Hin trng ô nhim kim loi nng

Đối với các thông số kim loại nặng trong nước, tác giả lựa chọn các thông số để đánh giá như sau: As, Pb, Hg và Cr6+. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng As và Pb trong nước sông đều dưới giới hạn phát hiện của phương pháp đo. Hàm lượng Hg và Cr6+được trình bày trong hình 3.10 – 3.11.

- 71 -

Biểu đồ biểu diễn nồng độ Cr6+ trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu - 0,010 0,020 0,030 0,040 0,050 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí N n g độ ( m g /l)

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

Hình 3.10: Biểu đồ biểu diễn nồng độ Cr6+ trong nước sông Vàm CỏĐông

Biểu đồ biểu diễn nồng độ Hg trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu - 0,0010 0,0020 0,0030 0,0040 0,0050 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí N n g độ ( m g /l)

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 và B1

Hình 3.11: Biểu đồ biểu diễn nồng độ Hg trong nước sông Vàm CỏĐông Dựa vào hình 3.10 – 3.11 ta nhận thấy:

- Thông số Cr6+: kết quảđo đạc đều rất thấp nhiều vị trí giá gị đo đạc được thấp hơn ngưỡng phát hiện của phương pháp đo, tại tất cả các vị trí khảo sát đều có giá trị dưới quy định của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2);

- Thông số Hg: Đa số kết quả đo đạc đều thấp hơn quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2 và B1) quy định. Tuy nhiên tại một số vị trí vào mùa khô kết quảđo đạc cao đột biến cụ thể tại vị trí M4, M7, M9 và M10 cao hơn quy chuẩn từ 1,6 – 4,1 lần.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh năm 2006, các kết quả quan trắc KLN trong nước sông VCĐ năm 2006 là không phát hiện [6].

- 72 -

Như vậy, nhìn chung nước sông VCĐ về cơ bản không bị ô nhiễm về kim loại nặng nhưng đã có dấu hiệu ô nhiễm hơn trước.

3.2.1.7. Hin trng ô nhim vi sinh

Kết quả phân tích Coliform qua 2 mùa mưa và mùa khô được biểu diễn trong hình 3.12.

Biểu đồ biểu diễn nồng độ Coliform trong nước sông Vàm CỏĐông qua 2 đợt lấy mẫu - 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 M11 M12 M13 Vị trí M P N /1 00 ml

Mùa mưa Mùa khô QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 QCVN 08:2008/BTNMT cột B1

Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn nồng độ Coliform trong nước sông Vàm CỏĐông

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sông vàm cỏ đông chảy qua địa phận tỉnh tây ninh (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)