Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sông vàm cỏ đông chảy qua địa phận tỉnh tây ninh (Trang 45 - 49)

7. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá CLN sông tại Việt Nam. Phần lớn các công trình này chỉ thực hiện tại các lưu vực

- 33 -

sông nơi có sự phát triền KT – XH mạnh mẽ, đang dần xuất hiện các dấu hiệu bị ô nhiễm do các hoạt động KT – XH và hơn thế nữa các con sông này là nguồn cấp nước chính cho các hoạt động KT – XH này. Với mật độ sông suối dày đặc từ Bắc xuống Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam nên việc nghiên cứu CLN sông cũng đã được thực hiện tại các con sông dọc theo chiều dài đất nước. Những lưu vực sông được quan tâm nhiều nhất ở Việt Nam có thể kểđến là hệ thống lưu vực sông Hồng, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy ở miền Bắc, lưu vực sông Hương, sông Trường Giang ở miền Trung và hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông Mê Kông ở miền Nam. Việc nghiên cứu chất lượng nước các con sông lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây có nhiều bước phát triển mạnh với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là đánh giá CLN để từđó có những giải pháp xử lý và quy hoạch nhằm bảo vệ nguồn nước và phát triển bền vững.

Hiện tại, trên toàn lưu vực sông VCĐ chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu chính đến việc đánh giá nguồn ô nhiễm và chất lượng nước trên quy mô cả lưu vực. Theo điều tra, thống kê của tác giả, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu chỉ tập trung vào phần hạ lưu sông VCĐ thuộc địa phận tỉnh Long An, khu vực thượng lưu sông VCĐ trên địa phận tỉnh Tây Ninh hầu như không tìm thấy các tài liệu. Việc nghiên cứu CLN sông và các ảnh hưởng đến CLN sông VCĐ đoạn chảy qua khu vực địa phận tỉnh Tây Ninh hiện tại chỉ dừng lại ở các báo cáo về hiện trạng CLN tại một số vị trí trên đoạn sông do các cơ sở sản xuất thực hiện và các báo cáo chất lượng nước tại các điểm quan trắc định kỳ của Viện Khí tượng thuỷ văn Nam bộ. Hiện tại Chi cục BVMT tỉnh Tây Ninh đang bước đầu tiến hành thực hiện các đề tài nhiệm vụ liên quan đến việc xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước và bước đầu đánh giá khả năng tự làm sạch của một sốđoạn trên sông VCĐ.

Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu có liên quan đến lưu vực sông VCĐ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và liên quan đến các phương pháp nghiên cứu về đánh giá CLN lưu vực sông chỉ gồm các nghiên cứu về LVHTSĐN. Trong đó lưu vực sông VCĐ là một phần nhỏ không được đánh giá sâu và chi tiết. Các nghiên cứu thuộc LVHTSĐN trong những năm gần đây có thể liệt kê như sau:

- 34 -

- Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đánh giá, dự báo ô nhiễm nước lưu vực sông Vàm CỏĐông – Long An trong công cuộc công nghiệp hoá, đô thị hoá và đề xuất hướng quy hoạch khu công nghiệp, đô thị hợp lý” của Lâm Vĩnh Sơn (2006) [10]. Đề tài này đánh giá chất lượng nước sông VCĐ trên địa phận tỉnh Long An dựa trên việc đánh giá hiện trạng từng thông số chất lượng nước. Ngoài ra, đề tài cũng thiết lập cơ sở dữ liệu, mô hình hoá chất lượng nước phục vụ quản lý chất lượng nước sông. Tuy nhiên, luận văn vẫn chỉ dừng lại ở mức đánh giá từng chất ô nhiễm trong nước, chưa dùng chỉ số chất lượng nước đểđánh giá một cách tổng hợp chất lượng nước sông. Các giải pháp đề ra để quản lý chất lượng nước sông vẫn còn chung chung, chưa cụ thể và khả thi;

- Luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu, đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương” của học viên Nguyễn Thị Kim Yến (2008) [16]. Đề tài đánh giá chất lượng nước sông dựa trên việc xác định được các tiểu lưu vực sông và các đặc trưng gây ô nhiễm của nước sông. Đề tài có sử dụng mô hình Qual2K đểđánh giá tác động tích hợp nguồn thải hiện hữu đến chất lượng nước lưu vực sông và dự báo diễn biến chất lượng nước đến năm 2020 theo 2 kịch bản qui hoạch. Tuy nhiên, các kết quả chạy mô hình không được thể hiện trực quan trên bản đồ. Các giải pháp vẫn còn chung chung, chưa cụ thể;

- Đề tài “Nghiên cứu chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông Hậu” của TS Tôn Thất Lãng và ctv (2008) [2]. Đề tài xây dựng chỉ số chất lượng nước dựa vào phương pháp Delphi và sử dụng 6 thông số chất lượng nước chính để đánh giá chất lượng nước mặt tổng thể của lưu vực sông Hậu. Tuy nhiên do chỉ sử dụng 6 thông số nên chưa khái quát hết được ảnh hưởng tổng hợp của các thông số ô nhiễm còn lại và kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng được cho khu vực sông Hâu không áp dụng được cho các vùng khác;

- Đề tài “Xây dựng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và quản lý chất lượng nước hệ thống sông Đồng Nai” của TS Tôn Thất Lãng và cộng sự (2008) [3]. Đề tài xây dựng chỉ số chất lượng nước dựa vào phương pháp Delphi và sử dụng 6 thông

- 35 -

số chất lượng nước chính để đánh giá và quản lý chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai. Tuy nhiên do chỉ sử dụng 6 thông số nên chưa khái quát hết được ảnh hưởng tổng hợp của các thông số ô nhiễm còn lại và kết quả trình bày chưa tích hợp vào bản đồ hiện trạng để thể hiện chất lượng nước sông;

- Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.HCM” của PGS.TS Lê Trình và ThS Nguyễn Thế Lộc (2008) [11]. Đề tài xây dựng chỉ số chất lượng nước theo phương pháp Delphi và sử dụng 10 thông số để đánh giá chất lượng nước mặt tổng thể của sông rạch thuộc địa phận Tp.HCM dựa vào việc cải tiến mô hình NSF-WQI của Hoa Kỳ cho phù hợp với khu vực Tp.HCM. Tuy nhiên, do đề tài chỉ tập trung vào việc xây dựng chỉ số chất lượng nước làm công cụ cho việc đánh giá chất lượng nước nên không chú trọng vào việc đề xuất các biện pháp bảo vệ lưu vực sông.

Như vậy, để đánh giá chất lượng nước sông trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu đi theo những hướng chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên để đánh giá chất lượng nước sông nhất thiết phải đánh giá hiện trạng và xu hướng với nhiều phương pháp khác nhau để có thể quản lý lưu vực sông cũng như chất lượng nước sông để hướng tới sự phát triển bền vững.

- 36 -

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá ô nhiễm do nước thải và đề xuất biện pháp hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng nước đoạn sông vàm cỏ đông chảy qua địa phận tỉnh tây ninh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)