Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam định (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu khóa luận

3.1. Các kết luận về hoạt động huy động vốn KHCN tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Ngân hàng Cơng Thương – Chi nhánh NĐ cũng khơng tránh khỏi những hạn chế

- Lãi suất huy động: Lãi suất tiền gửi của chi nhánh chưa hợp lý: Lãi suất thường xuyên ở mức trung bình so với các ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn và trong thời gian dài. Điều này đã làm giảm lượng vốn huy động và đặc biệt tạo nên sức cạnh tranh kém so với các ngân hàng khác.

- Tổng số vốn huy động từ KHCN được của chi nhánh liên tục tăng qua cả 3 năm 2011 – 2013 nhưng chi phí huy động vốn của chi nhánh cũng có tăng qua cả 3 năm, thậm chí mức tăng của chi phí huy động vốn cịn nhanh hơn cả mức tăng của tổng số vốn huy động. Cụ thể, nguồn vốn huy động từ KHCN năm 2011 là 1.445.996 triệu đồng, đến năm 2012 có sự tăng trưởng lên đến 1.621.553 tương ứng 12,14%, sang năm 2013 nguồn vốn huy động từ KHCN chỉ tăng 1,58% tương ứng 32.607 triệu đồng so với năm 2012. Trong khi đó, Chi phí huy động vốn từ KHCN năm 2011 là 650.743 triệu đồng, năm 2012 là 759.562 triệu đồng, tăng 16,72% (tương ứng 108.819 triệu đồng) so với năm 2011 và năm 2013 là 816.559 triệu đồng, tăng 7,5% (tương ứng 56.997 triệu đồng) so với năm 2012. Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn – Chi nhánh cần phải giải quyết tốt vấn đề về quy mơ huy động vốn và chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận hơn nữa.

- Mạng lưới hoạt động của chi nhánh chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở 10 PGD chưa phủ hết toàn bộ các huyện trong tỉnh, chưa đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng trên khắp địa bàn tỉnh, so sánh với Ngân hàng Nơng Nghiệp và phát triển nơng thơn với 24

phịng giao dịch, 11 chi nhánh cấp huyện, mật độ cứ 6 xã/PGD, rõ ràng việc đưa dịch vụ tới mọi nhà vẫn cịn chưa thể hiện thực hóa. Cùng với đó là hệ thống máy rút tiền tự động ATM mới chỉ được phân bố tập trung chủ yếu tại Thành phố nên chưa thực sự tiếp cận được hết mọi đối tượng khách hàng.

- Hoạt động thông tin tiếp thị: Hoạt động này tại ngân hàng chưa thực sự đựơc quan tâm đúng mức, hiểu biết của người dân về ngân hàng cịn có nhiều hạn chế, nhất là ở những địa bàn xa trung tâm thành phố. Một bộ phận dân cư không dám tiếp cận ngân hàng, học hưa hiểu được hoạt động của một ngân hàng. Mặt khác công tác tuyên truyền cũng chưa thật sự hiệu quả để giúp người dân có thể tin tưởng vào ngân hàng, có thể yên tâm gửi tiền của mình vào ngân hàng.

3.1.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân chủ quan

- Lãi suất: Chi nhánh chưa cập nhật đầy đủ thông tin về lãi suất huy động đối với khách hàng khiến khách hàng khơng nắm bắt được để lựa chọn hình thức gửi tiền thuận tiện. Việc nắm bắt thơng tin và dựa trên thông tin thu thập để phân tích và đề ra chiến lược thực hiện cịn chưa tốt dẫn đến sự chậm trễ trong việc nắm bắt lãi suất thị trường.

- Các hình thức huy động vốn chưa thực sự đa dạng, hầu hết cịn mang tính truyền thống. Chất lượng trong hoạt động huy động vốn chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên: bên cạnh những nhân viên có trình độ cao và thái độ làm việc nghiêm túc thì vẫn tồn tại những nhân viên có trình độ hạn chế và chưa nhiệt tình với khách hàng. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của chi nhánh.

- Hình thức quảng cáo, tiếp thị của chi nhánh về Ngân hàng cũng như sản phẩm dịch vụ vẫn còn nghèo nàn, chưa thức sự hấp dẫn, chưa thâm nhập trong từng thơn xóm trên địa bàn tỉnh.

 Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế thiếu ổn định trong cả 3 năm 2011 – 2013 tình hình kinh tế diễn biến phức tạp trong nước cũng như tại địa phương gây ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Kinh tế tăng trưởng khơng ổn định, khó dự đốn nên khách hàng có xu hướng giảm đầu tư tránh thua lỗ, do đó việc tìm kiếm khách hàng mới đủ điều kiện cho vay gặp rất nhiều khó khăn.

- Mơi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mơ: Mơi trường pháp lý cho các ngân hàng vẫn chưa được hồn thiện. Đặc biệt là chính sách cho các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam vẫn còn nhiều khe hở dẫn đến sự thiệt thòi cho những doanh nghiệp cũng như các ngân hàng trong nước. Ngoài ra tỷ giá ngoại tệ, cũng như giá vàng đang có những biến đổi bất thường là điều kiện bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng trong việc khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Đối thủ cạnh tranh: tuy hoạt động trên địa bàn tỉnh không lớn nhưng chi nhánh phải cạnh tranh với 15 tổ chức tín dụng khác cũng hoạt động trên địa bàn. Do đó, chi nhánh phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng khác về cả lãi suất, sản phẩm và các tiện ích dịch vụ kèm theo.

- Việc huy động vốn từ KHCN cũng chưa thực sự hiệu quả bởi thói quen dân cư vẫn chuộng tiêu dùng tiền mặt, chưa quen với tiêu dùng bằng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh.

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động động huy động vốn KHCN tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh NĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam định (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)