Các kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động động huy động vốn KHCN tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam định (Trang 50 - 54)

5. Kết cấu khóa luận

3.3. Các kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động động huy động vốn KHCN tại Ngân hàng

hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh NĐ

3.3.1. Đối với Chính phủ và NHTW

Đối với Chính phủ

- Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mơ: Các cơ quan Nhà nước đặc biệt là Chính phủ có vai trò chủ yếu và quan trọng trong việc thực hiện mọi hoạt động quốc gia, điều hành mọi hoạt động kinh tế. Tình hình kinh tế - xã hội biến động phức tạp địi hỏi phải được điều chỉnh và

có sự quản lý của Chính phủ, hệ thống pháp luật. Do đó, Chính phủ cần có những biện pháp bảo đảm luật pháp phải được thực hiện nhất quán và triệt để nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ cần ổn định nền kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện cho người dân có việc làm thu nhập ổn định, tăng tích lũy, các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhờ đó tiền gửi của các cá nhân và tổ chức tại NHTM tăng lên, nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng.

- Về mặt pháp lý: Chính phủ và các cơ quan chức năng có liên quan cần ổn định mơi trường pháp lý. Môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một số bất cập như nhiều văn bản pháp lý về hoạt động của ngân hàng chưa đầy đủ gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện khung pháp lý, chỉnh sửa và bổ sung luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng. Đồng thời cần có chính sách thúc đẩy mở rộng phát triển hoạt động ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đối với NHTW

- NHTW cần xây dựng và hồn thiện chính sách tiền tệ đồng bộ và sử dụng linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ để điều hịa lượng tiền lưu thông. Thực hiện điều chỉnh lãi suất phù hợp để tạo điều kiện nâng cao khả năng huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại.

- NHTW cần kiềm chế lạm phát, ổn định đồng nội tệ, kiểm soát tỷ giá hối đoái cũng như giá vàng nhằm tạo sự ổn định cho các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, NHTW cần có những ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho các NHTM khi gặp khó khăn trong huy động vốn.

- NHTW nên tạo điều kiện để các NHTM hợp tác và cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, nhất là giữa các NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Ngân hàng Công Thương Việt Nam nên tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động vốn và quản lý nguồn vốn để chi nhánh xây dựng được các chiến lược kinh doanh đúng đắn. Triển khai kịp thời và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp lý của Chính phủ, NHTW nhằm tạo điều kiện cho các chi nhánh hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và chất lượng các dịch vụ khơng ngừng được nâng cao.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm huy động tiền gửi. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng hiện nay khá đa dạng. Tuy nhiên, có sự trùng lặp giữa các sản phẩm hoặc những lợi ích của sản phẩm chưa mang tính thực tế và khó áp dụng rộng rãi cho các đối tượng khách hàng. Một số các hình thức tiền gửi thanh tốn thơng minh liên kết với tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn vốn đã được áp dụng ở nhiều ngân hàng khác hiện nay vẫn chưa áp dụng tại Ngân hàng.Việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động tiền gửi khơng chỉ thể hiện ở số lượng các sản phẩm tiền gửi mà cần thiết phải có sự đa dạng về kỳ hạn, tính năng, đặc điểm cũng như mục đích sử dụng của sản phẩm. Sản phẩm đa dạng sẽ giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Ngân hàng cần tìm hiểu nhu cầu từng nhóm khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ và đa dạng hóa danh mục sản phẩm của Ngân hàng.

- Ngân hàng cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Mặt khác, hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin một cách đồng bộ, đưa công nghệ hiện đại vào các thao tác nghiệp vụ, đẩy mạnh cơng tác thanh tốn điện tử,… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của chi nhánh.

- Mở rộng hoạt động tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của Ngân hàng Cơng thương thơng qua việc tài trợ cho các chương trình văn hố - xã hội, thể thao, các chương trình từ thiện,... để thương hiệu và các sản phẩm của ngân hàng được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước. Đồng thời, Ngân hàng Cơng Thương cũng cần có những chính sách để phát triển thương hiệu của mình. Tuy Vietinbank đang là một thương hiệu mạnh, có uy tín cao trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Điều này đã giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh so với một số các NHTM khác. Tuy nhiên, giá trị thương hiệu luôn luôn biến động, khơng mang tính ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào cơng tác phát triển thương hiệu của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải nỗ lực không ngừng trong việc phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh ngân hàng. Để phát triển thương hiệu, ngân hàng cần quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao diện ngân hàng cùng với phong cách phục vụ của đội ngũ nhân viên và xúc tiến các hoạt động Marketing. Thương hiệu ngân hàng cịn được khẳng định thơng qua kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của ngân hàng.Bởi lĩnh vực kinh doanh

của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Ngay khi đã có một thương hiệu tốt, ngân hàng cần phải duy trì và tiếp tục phát triển nó.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh NĐ

Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh NĐ cần tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng điều hành tại các ngân hàng cơ sở và PGD. Phân công rõ việc, thực thi cơng việc đúng quy trình nghiệp vụ và quy chế quản trị điều hành.

- Chi nhánh cần xem xét để điều chỉnh lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay phù hợp với tình hình kinh tế trên địa bàn cũng như theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và NHTW.

- Chi nhánh cần nghiên cứu mở thêm một số PGD để phủ lấp tất cả các huyện trong tỉnh, đồng thời tăng cường thêm một số máy rút tiền tự động ATM về nông thôn nhắm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.

- Mở rộng thêm các hình thức huy động vốn từ KHCN bằng những chương trình tiết kiệm dự thưởng,... Đẩy mạnh hơn nữa công tác tiếp thị gắn với thông tin tuyên truyền về mọi mặt hoạt động, mọi cơ chế chính sách để người dân hiểu thêm về hoạt động và chương trình ưu đãi của chi nhánh.

- Chi nhánh cũng cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên của đơn vị. Tích cực cử nhân viên chi nhánh đi đào tạo trên hội sở Ngân hàng Cơng Thương để tích lũy kinh nghiệm và gia tăng kỹ năng, kiến thức về công việc. Đồng thời Chi nhánh cần phải tập trung vào công tác tuyển dụng các ứng viên nhằm đảm bảo các u cầu về trình độ chun mơn cũng như khả năng giao tiếp của nhân viên.

KẾT LUẬN 1.Kết quả nghiên cứu:

Qua thời gian tìm hiểu Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt – Chi nhánh NĐ trên cả lý thuyết và thực tế khảo sát tại chi nhánh được sự giúp đỡ hướng dẫn của cô giáo Lê Hà Trang và các anh chị làm việc tại chi nhánh đã tạo em có cơ hội để đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động huy động vốn đối với KHCN tại ngân hàng. Do vậy em đã có được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn về hoạt động này là như thế nào.

Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh NĐ trong những năm qua đã không ngừng đổi mới kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, vốn huy động từ KHCN của chi nhánh liên tục tăng trong ba năm từ năm 2011 đến năm 2013. Với những hình thức huy động vốn đa dạng của mình, chi nhánh đã huy động được nguồn vốn từ nhiều tầng lớp dân cư đồng thời cũng sử dụng vốn khá hiệu quả, trong đó nguồn vốn huy động lớn nhất là tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của thi trường ngân hàng cũng như đòi hỏi trong việc đổi mới hoạt động chi nhánh cần có nhiều biện pháp hiệu quả đa dạng hóa hình thức huy động vốn hơn nữa, thu hút khách hàng hơn nữa. Thành tựu nổi bật nhất trong giai đoạn 2011-2013 chi nhánh đã tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc. Nguồn vốn huy động được không chỉ đáp ứng đầy đủ cho hoạt động tín dụng của chi nhánh, thỏa mãn nhu cầu vốn đầu tư phát triển và vốn kinh doanh của KH mà còn dư ra một phần và được điều vốn lên Hội sở Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam

Qua thực trạng tình hình huy động vốn đối với KHCN tại chi nhánh em thấy được các hình thức huy động vốn đối với KHCN, diễn biến, tỷ trọng các chỉ tiêu huy động trong giai đoạn khảo sát từ đó thấy được hiệu quả của các hình thức này và đề ra giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đa dạng các hình thức huy động này nâng cao quy mô vốn..

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam định (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)