Sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam định (Trang 44 - 45)

5. Kết cấu khóa luận

3.2.1. Sử dụng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý

Lãi suất là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng có thể hấp dẫn được khách hàng đến gửi tiền. Đây cũng là một trong những yếu tố tiên quyết để khách hàng xem xét có gửi tiền tại ngân hàng hay không, họ thường so sánh lãi suất giữa các ngân hàng với nhau trước khi so sánh về các dịch vụ tiện ích mà họ có thể hưởng do ngân hàng cung cấp. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh NĐ đã có những thay đổi lãi suất để phù hợp hơn với thị trường, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập nên Chi nhánh cần phải duy trì thường xun một chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý.

Ngân hàng Công thương – Chi nhánh NĐ cũng cần áp dụng lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường để huy động tối đa nguồn vốn. Chi nhánh cần áp dụng các lãi suất khác nhau với từng nguồn vốn huy động để kích thích khách hàng gửi tiền, như là gửi tiền càng nhiều, càng lâu lãi suất càng cao. Chi nhánh cũng nên giao quyền chủ động cho giám đốc chi nhánh được ấn định lãi suất huy động cạnh tranh trên mặt bằng các NHTM quốc doanh nhưng vẫn phải tính tốn được chi phí hợp lý đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính. Mặt khác, ngân hàng cũng cần thực hiện đồng thời chính sách giá cả linh hoạt và phù hợp tương ứng với chính sách lãi suất của mình. Giá cả ưu đãi được áp dụng đối với các khách

hàng lớn, khách hàng giao dịch thường xuyên. Đối với những khách hàng gửi số tiền lớn, thời gian dài có thể nhận được từ ngân hàng lãi suất thoả thuận, giảm hoặc miễn phí dịch vụ nếu có giao dịch ở mức độ cho phép hoặc ngân hàng có thể áp dụng một số hình thức khác như tặng quà nhân dịp lễ, kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp,...Cụ thể, Chi nhánh cần phải đa dạng và phân nhỏ danh mục lãi suất, ưu tiên cho những kỳ hạn ngân hàng đang có nhu cầu cao để khuyến khích khách hàng gửi lựa chọn các kỳ hạn này. Chẳng hạn như hình thức tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi hiện nay của Chi nhánh có kỳ lấy lãi 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, ngân hàng cần thêm vào các kỳ lĩnh lãi còn thiếu sao cho hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về kỳ hạn của khách hàng. Đối với tiền gửi trung và dài hạn, kỳ hạn đưa ra còn hạn chế về số lượng, ngân hàng cần đưa ra các kỳ hạn như 21 tháng, 30 tháng, 42 tháng,… Đối với các khoản tiền gửi khách hàng có nhu cầu rút trước hạn, đã có thời gian Chi nhánh quy định các tỷ lệ hưởng lãi dành cho khách hàng rút trước hạn, tỷ lệ này đảm bảo phần lãi suất khách hàng hưởng luôn cao hơn hoặc bằng lãi suất khơng kỳ hạn. Tuy nhiên sau đó, theo thơng tư số 04/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng, Chi nhánh lại đưa ra quy định mới quy định lãi suất rút trước hạn bằng lãi suất không kỳ hạn. Quy định này gây thiệt thòi cho khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút trước hạn, do đó sẽ làm giảm tính hấp dẫn của các sản phẩm tiền gửi cũng như để lại cảm xúc không tốt cho khách hàng. Do đó, Chi nhánh cần theo dõi diễn biến các quy định về lãi suất rút trước hạn của NHTW để có những điều chỉnh mức lãi suất rút trước hạn theo hướng linh hoạt và hợp lý.

Thực hiện việc áp dụng lãi suất, phí dịch vụ linh hoạt, có tính cạnh tranh cao có thể làm tăng chi phí nguồn vốn nhưng kết quả thu được là quy mô nguồn vốn tăng trưởng, cơ cấu hợp lý, sự ổn định cao hơn, hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,..

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh nam định (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)