- Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh
1.2.5.1 Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ bán hàng
Để đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến cơng tác kế tốn bán hàng và xác định kết quả là: nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ là thực phát sinh; Doanh thu bán hàng được ghi sổ đã được tính tốn đúng đắn và hợp lý; Các khoản doanh thu được ghi sổ là đầy đủ, khơng trùng hay bỏ sót; Các khoản doanh thu được phân loại và ghi nhận phải đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản, chính xác về số lượng tương ứng trên chứng từ;nghiệp vụ bán hàng phát sinh phải được hạch tốn kịp thời. Thì khi thực hiện kiểm tra chi tiết về các nghiệp vụ bán hàng, kiểm toán viên thường tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra và thường đặc biệt chú ý đến các nghiệp vụ khơng có hợp đồng thương mại, nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng mới, nghiệp vụ bán hàng vơi số tiền lớn, nghiệp vụ xay ra vào cuối kỳ hạch toán,…
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu thường được áp dụng để thu thập bằng chứng xác nhận cho cơ sở dẫn liệu tương ứng là:
- Sự phát sinh:nghiệp vụ bán hàng đã ghí sổ phải thực sự phát sinh:Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của các khoản doanh thu đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu; Kiểm tra sự phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng; Kiểm tra xem nghiệp vụ bán hàng có các chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển tưởng ứng (nếu có) hay khơng; Kiểm tra việc ghi chép, theo dõi về các chuyến hàng tương ứng trên các sổ nghiệp vụ; Kiểm tra danh sách khách hàng và xin xác nhận từ khách hàng về nghiệp vụ bán hàng; Kiểm tra sơ đồ hacgj tốn thơng qua các bút tốn ghi sổ địng thời trên sổ cái các tài khoản tương ứng
- Sự tính tốn, đánh giá của doanh thu bán hàng đã ghi sổ: tiến hành kiểm tra cá thông tin là cơ sở mà đơn vị đã dùng để tính doanh thu bán hàng xem có đúng đắn và hợp lý không; kiểm tra số lượng hàng bán ra ghi trên hóa đơn bán hàng, so sánh với số liệu tương ứng trên hợp đồng thương mại tương ứng đã được phê chuẩn hay trên kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn và với số liệu chứng từ xuất kho, chứng từ vận chuyển,..; kiểm tra về đơn giá ghi trên hóa đơn bán hàng so với hợp đồng thương mại,…; trường hợp phát sinh bằng ngoại tệ, kiểm tra tỷ giá ngoạI tệ đã ghi tren hó đơn bán hàng; kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị
- Sự hạch toán đầy đủ, các khoản doanh thu bán hàng đã ghi sổ kế toán phải được hạch tốn đầy đủ, khơng trùng hay bỏ sót: so sánh số lượng bút tốn ghi nhận doanh thu bán hàng với số lượng cá hóa đơn bán hàng để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch tốn daonh thu. Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự các hóa đơn bán hàng đã hạch tốn tren sổ ghi nhận doanh thu bán hàng. Sự thiếu hụt bút toán ghi sổ doanh thu bán hàng so với số lượng nghiệp vụ bán hàng sẽ vi phạm tính đầy đủ trong hạch tốn
- Phân loại đúng đắn và chính xác: kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy đủ, chính xác,để đảm bảo khơng lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp vụ không phải bán hàng ( như thanh lý TSCĐ), đồng thơi xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi doanh thu bán hàng và phải thu khách hàng tương ứng có đảm bảo đúng đắn; Tiến hành đối chiêu giữa các bút toán đã ghi nhân doanh thu với từng hóa đơn bán hàng tương ứng; kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tài khoản tương ứng( Sổ tài khoản phải thu khách hàng, sổ thuế GTGT phải nộp )
- Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Tiến hành xem xét tinh hợp lý trong việc chia cắt niên độ và hạch toán, tổng hợp doanh thu bán hàng đơn vị; So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhân nghiệp vụ vào sổ kế vào ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng để đánh giá về tính đúng kỳ trong hạch tốn doanh thu
Mai Trọng Tài 35 K43/21.13- Học Viện Tài Chính
hàng được hạch toán vào cuối kỳ kế toán này và đầu kỳ kế toán tiếp theo, dễ xẩy ra sai phạm do vơ tình hay cố ý
- Sự cộng dồn vào báo cáo: Tiến hành kiểm tra việc tính tốn tổng hợp lũy kế số phát sinh trên từng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về doanh thu bán hàng; Kiểm tra bản tổng hợp doanh thu bán hàng của đơn vị( nếu có) hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại doanh thu bán hàng từ các sổ kế toán chi tiết. Đồng thời đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp doanh thu bán hàng với số liêu trên sổ tổng hợp doanh thu bán hàng; Kiểm tra việc trình bày doanh thu bán hàng trên báo cáo tài chính có phù hợp với chế độ kế tốn quy định đồng thời so sánh số liệu doanh thu bán hàng trên báo cáo tài chính với số liệu trên sổ kế toán daonh thu bán hàng của đơn vị để đảm bảo sự trình bày và cơng bố doanh thu ban hàng là đúng đắn .