Đánh giá thành công, hạn chế, kết quả và nguyên nhân của công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại công ty TNHH MTV sông chu (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI

3.4. Đánh giá thành công, hạn chế, kết quả và nguyên nhân của công tác đào tạo

3.4.1. Thành công và nguyên nhân

Thứ nhất, việc xác định nhu cầu đào tạo kỹ càng. Công ty đã sử dụng các phương pháp đa dạng để xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo rất chi tiết và dựa vào thực tế giúp cơng ty tránh lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực và đạt mục tiêu đã đề ra.

Thứ hai, công ty xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên cụ thể, hợp lý. Chương trình đào tạo có nội dung hợp lý, phương pháp đào tạo đa dạng gắn với từng đối tượng cụ thể. Bởi công ty đã chia từng đối tượng học viên gắn liền với mỗi khóa đào tạo, sử dụng nhiều phương pháp đào tạo. Hơn nữa,công ty càng ngày càng chú trọng đầu tư cho cơng tác đào tạo, chi phí dành cho các khóa đào tạo tăng dần qua các năm.

Thứ ba, trong q trình triển khai đào tạo, cơng ty biết tận dụng những nguồn lực có sẵn. Bởi cơng ty sử dụng hội trường lớn với trang thiết bị hiện có, giảng viên là những người có kinh nghiệm lâu năm trong cơng việc cũng như thực hiện công tác đào tạo để phục vụ cho quá trình đào tạo. Điều này giúp cơng ty tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối cho cơng tác đào tạo.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, những căn cứ xác định nhu cầu đào tạo cịn hạn chế. Cơng ty mới chỉ

căn cứ vào chiến lược, mục tiêu kinh doanh trong thời gian tới và trình độ năng lực của CBNV, chưa có những phân tích cụ thể như phân tích tác nghiệp, phân tích nhân viên để đưa ra được nhu cầu chính xác.

Thứ hai, cơng ty chưa có chính sách đào tạo cụ thể đối với đối tượng CBNV được đào tạo, chưa có văn bản quy định hướng dẫn thực hiện hoạt động đào tạo.

Thứ ba, trong quá trình triển khai đào tạo đào tạo, cơng ty chủ yếu là bên trong công ty, sử dụng những người có chun mơn cao để giảng dạy, dẫn đến việc hạn chế kiến thức và chất lượng khơng cao. Những bài giảng ít có đổi mới, sáng tạo. Hơn nữa, chuyên môn của họ không phải là giảng viên, việc thực hiện giảng dạy ít nhiều sẽ bị hạn chế.

Thứ tư, cơng tác đánh giá chất lượng khóa đào tạo chưa sát sao, thực chất. Người đánh giá là những trưởng phịng, phó phịng trực tiếp quản lý học viên, thơng qua quan sát kết quả làm việc của học viên để đánh giá kết quả của khóa học. Vì vậy, việc đánh giá thường chung chung, độ chính xác khơng cao.

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH MTV SÔNG CHU

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) đẩy mạnh đào tạo nhân viên tại công ty TNHH MTV sông chu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)