- Đơn giá tiền lương các bộ phận sản xuất được giám đốc quy định và tính theo sản phẩm
3. Kế toán tài sản cố định: 1 Những điểm đã làm được:
3.1 Những điểm đã làm được:
Kế toán TSCĐ đã tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách cập nhật, chính xác, kịp thời và đầy đử tìn hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm trênhệ thống sổ sách của công ty: Sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết.
Với quy mô TSCĐ của công ty khá lớn nhưng việc quản lý và sử dụng khá chặt chẽ và khoa học, điều này chứng tỏ cán bộ công ty nói chung và cán bộ phòng kế toán nói riêng hết sức có trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác cao, kế toán nắm chắc TSCĐ hiện có của công ty cũng như nơi sử dụng và bộ phận quản lý.
Kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng những thông tư, những quyết định mới của bộ tài chính trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp.
Kế toán TSCĐ đã sử dụng 3 phân cách phân lọai TSCĐ nêu trên là phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của công ty. Mỗi cách phân loại đều thỏa mãn những yêu cầu nhất định của công tác kế toán TSCĐ. Chẳng hạn, phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng đạt hiệu quả cao. Những TSCĐ được hình thành từ những nguồn khác nhau có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau. Đối với TSCĐ mua bằng nguồn vốn vay thì đưa vào sử dụng ngay, vì tỷ lệ khấu hao phải lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lãi suất đi vay, vì có như vậy mới bù đắp được chi phí bỏ ra. Hay cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết TSCĐ theo từng loại hóm TSCĐ, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp đầu tư trang thiết bị TSCĐ cho công ty phù hợp và hiệu quả nhất.
Kế toán chi tiết TSCĐ mở sổ TSCĐ đã theo dõi chi tiết từng TSCĐ theo các chi tiế như trên mã ký hiệu TSCĐ, số lượng từng loại, thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá, số khấu hao đã trích và tính toán giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong công ty. Đồng thời còn theo dõi cả những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục sử dụng. Vì thế, kế toán có thể nắm vững trạng thái kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua trích khấu hao, từ đó tham mưu với nhà quản trị về các quyết định như nhà đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hay nhượng bán, thanh lý những TSCĐ không còn hiệu quả hoặc không còn sử dụng được nữa.
Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập đầy đủ, Nợ TK theo đúng trình tự và các chứng từ đều hợp lệ đúng quy định của bộ tài chính
3.2 Nhược điểm
Tại công ty, việc ghi chép kế toán theo phương pháp thủ công là chính, chưa có sự mạnh mẽ trong việc áp dụng các thành tựu KH-KT vào công tác kế toán. Do đó, có những hạn chế nhất định trong công việc tính toán các chỉ tiêu, việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chưa nhanh chóng kịp thời, dẫn tới hiệu quả công tác
Công ty tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính, đó là phương pháp đơn giản, dễ tính toán, mức độ hao mòn của cúng được tính đều vào các tháng trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ. Việc tính khấu hao theo cách sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ không đều nhau. Hơn nữa năng lực sản xuất của TSCĐ ở mỗi thời điểm lại khác nhau, lúc TSCĐ còn mới, năng lực sản xuất rất tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, khi TS trở nên cũ, lạc hậu, năng lực sản xuất kém, tạo ra ít sản phẩm, nếu áp dụng phương phát khấu hao như hiện nay là chưa hợp lý do mức trích khấu hao lúc TSCĐ còn mới cũng bằng mức tính khấu hao lúc TSCĐ cũ nát, lạc hậu. Để giảm bớt mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ thì phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính khấu hao cho những TSCĐ giữ nguyên được hiện trạng từ năm này qua năm khác, hoặc chỉ tính chi những TSCĐ tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất như nhà cửa, đất đai, …còn đối với những tài sản cơ bản tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm như: Máy móc, thiết bị ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao khác.
Hiện nay công ty không có TSCĐ đã thuê và cho thuê. Đây là một hoạt động tuy mới xong lại tỏ ra rất có hiệu quả đối với việc đầu tư tài sản của các doanh nghiệp. Trong thời đại KH-KT phát triển không ngừng, đặt các doanh nghiệp đứng trước thực tế đáng buồn là TSCĐ quá lạc hậu, cần đổi mới. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư, Công ty CP đầu tư và XD giao thông 2 cũng không đứng ngoài thực trạng này. Do vậy rất có thể quan tâm đến vấn đề thuê TSCĐ là một trong những biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn hiện nay.
TSCĐ hiện tại của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình. Đến nay công ty vẫn chưa xác định được TSCĐ vô hình của mình. Trên thực tế, công ty đã tích lũy được nhiều loại TCSĐ vô hình như: Kinh nghiệm trong sản xuất, uy tín trên thị trường,đội ngũ công nhân viên lành nghề, vị trí kinh doanh thuận lợi,… Việc không xác định TSCĐ vô hình đã dẫn
tới sự sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng TSĐ của công ty. Do không xác định được TSCĐ vô hình nên công ty cũng không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển các loại TSCĐ vô hình rất có giá này
3.3 Kiến nghị
Về việc áp dụng phương pháp tính khấu hao:
Hiện nay, Bộ tài chính đã cho phép các doanh nghiệp có thể áp dụng việc khấu hao nhanh TSCĐ với điều kiện phù hợp với doanh thu đạt được. Do vậy công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm giúp cho công ty thu hồi nhanh, từ đó có điều kiện đổi mới TSCĐ.
Cần xử lý nhanh những TSCĐ không cần dùng, TSCĐ đã hết thời gian hoặc hư hỏng tránh lãng phí nguồn vốn, chủ động đưa thêm vốn vào luân chuyển