Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở việt nam theo mô hình tự hồi quy vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm eview 5 0 (Trang 25 - 28)

Nguồn:GSO

Từ năm 1997 đến năm 1999, cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á 1997 đã khiến nhiều quốc gia láng giềng phá giá đồng nội tệ như Thái Lan, Indonesia và Philippine. Điều này làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm tính cạnh tranh so với hàng hoá các nước đối thủ trong khu vực, và chính cuộc khủng hoảng đã làm cho đầu tư trực tiếp ngước ngồi có xu hướng giảm mạnh do các nhà đầu tư lo ngại rủi ro khi đầu tư vào các quốc gia Đông Á. Đối mặt với khủng hoảng, chính sách kích cầu nội địa đã được thực hiện cùng với việc tiến trình tự do hoá thương mại ngày càng tăng là những nguyên nhân thúc đẩy giảm giá đồng Việt Nam. Tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh từ 11.175VND/USD lên 11.800VND/USD (16/02/1998) và 12.998VND/USD (07/08/1998). Đồng thời, biên độ dao động đã được nới lỏng lên 5% vào tháng 2/1997 và 10% vào tháng 10/1997. Đến tháng 8/1998, NHNN thu hẹp biên độ xuống 7% (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).

Theo Phạm Minh Chính và Vương Qn Hồn (2009), mặc dù đồng Việt Nam đã mất giá tới 16,3%, tỷ giá chính thức chưa thực sự phản ánh đúng

quan hệ cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá luôn được áp dụng ở sát ngưỡng trần được NHNN cho phép, nghĩa là ln cao hơn tỷ giá chính thức hình thành trên thị trường liên ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, từ ngày 28/02/1999, tỷ giá được xác định là tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hơm trước, và biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại giảm xuống không quá 0,1%.

Từ năm 1999 cơ chế tỷ giá được áp dụng là cơ chế tỷ giá neo cố định ở mức 14.000VND/USD. Tỷ giá dường như khơng có biến động gì đáng kể ngồi việc Việt Nam đồng giảm giá từ 1-2% mỗi năm. Tỷ giá chính thức được điều chỉnh dần từ mức 14.000VND/USD năm 2001 lên 16.100VND/USD năm 2007. Và biên độ tỷ giá tại các ngân hàng thương mại được điều chỉnh lên mức +/-0,25% (từ 1/7/2002 đến 31/12/2006) và +/-0,5% năm 2007. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).

Giai đoạn 2008-2009 đánh dấu sự biến động trong các phản ứng chính sách tỷ giá ở Việt Nam. Từ năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của luồng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong năm 2008, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt kỷ lục với 60 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 10 tỷ USD, khiến cho nguồn cung USD tăng mạnh (Hình 3.3). Trên thực tế, vào nửa đầu năm 2007 và từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008, tỷ giá NHTM luôn nằm ở ngưỡng sàn biên độ. Chính điều này đã làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2007 và năm 2008 có xu hướng tăng mạnh (Hình 3.4).

Hình 3.4 cho thấy tỷ giá đã có những biến động mạnh trong năm 2008 do lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Bốn tháng đầu năm 2008, tỷ giá sụt giảm trên 150VND/USD, từ 16.100VND/USD trong tháng 1 xuống 15.959VND/USD vào tháng 4/2008. Tuy nhiên từ giữa

năm 2008, cùng với sự suy thoái kinh tế, luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp bắt đầu đảo chiều. Trở lại mức 16.000VND/USD trong tháng 5/2008, tỷ giá tăng thêm 300VND/USD ở tháng kế tiếp. Tốc độ tăng gần tới 2% trong một tháng.

Theo Phạm Minh Chính và Vương Qn Hồn (2009), trên thị trường tự do bắt đầu từ tháng 3/2008, do khơng chịu sự kiểm sốt của một mức cơ bản hay biên độ dao động, nên tỷ giá thị trường tự do liên tục tăng, có thời điểm USD bán ra với giá 19.700VND/USD (tháng 6/2008) trước khi giảm dần về cuối tháng, khiến chênh lệch giữa tỷ giá chính thức của các NHNN và tỷ giá thị trường tự do chênh lệch, mặc dù các NHTM đã áp dụng mức tỷ giá ở sát ngưỡng trần được cho phép kể từ tháng 3/2008. Với nỗ lực bình ổn thị trường, NHNN đã điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá thành +/-2% (26/05/2008 đến 05/11/2008), khiến tỷ giá chính thức tăng từ 16.100VND/USD vào đầu năm 2008 lên 16.500VND/USD (06/2008 đến 12/2008). Trước đó, ngày 06/06/2008, biện pháp giám sát hành chính chặt chẽ được áp dụng nhằm chấm dứt các hoạt động trao đổi tự do đồng VND và USD. Thị trường ngoại hối dần bình ổn vào tháng 7/2008 khi tỷ giá do các ngân hàng công bố và tỷ giá giao dịch tự do bắt đầu hội tụ. Đến ngày 06/11/2008, NHNN Việt Nam đã quyết định nới lỏng biên độ dao động thành +/-3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng (06/11/2008 đến 23/03/2009).

Kể từ nửa cuối năm 2008, tỷ giá NHTM lại tái diễn mức kịch trần, đồng Việt Nam giảm giá so với đồng USD, khiến thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam đạt kỷ lục gần 18 tỷ đô. Đồng thời để tạo điều kiện tăng tính cạnh tranh cho hàng hố xuất khẩuViệt Nam, mặt khác để đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới, NHNN đã phá giá tỷ giá đến 17.000VND/USD (khoảng 3%) vào tháng 1/2009 và giữ nguyên cho đến tháng 11/2009. Như Hình 3.4 thể

USD và tỷ giá của các NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động mà NHNN cơng bố.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở việt nam theo mô hình tự hồi quy vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm eview 5 0 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)