Tỷ giá VND/USD năm 2009

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở việt nam theo mô hình tự hồi quy vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm eview 5 0 (Trang 29)

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng et al (2010)

Như vậy, có thể thấy rằng, tỷ giá thị trường tự do có những ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá chính thức. Điều này càng thể hiện đặc trưng trong năm 2009. Từ đầu năm, tỷ giá thị trường đã cao hơn tương đối so với tỷ giá NHTM mặc dù tỷ giá NHTM đã ở mức kịch trần cho phép của NHNN (Hình 3.4 và Hình 3.5). Để giảm sự chênh lệch này, NHNN đã quyết định nới lỏng biên độ tỷ giá thành +/-5% vào ngày 24/03/2009, và được giữ nguyên đến ngày 25/11/2009 (như đã đề cập ở trên). Sau khi nới lỏng biên độ, tỷ giá NHTM đã bắt kịp thị trường tự do tại mức 17.750VND/USD. Tuy nhiên vì

những lý do như đã phân tích: áp lực cung cầu trên thị trường cùng với áp lực tâm lý lo ngại sự phá giá đồng VND và việc giá vàng thế giới tăng đã khiến tỷ giá thị trường tự do tăng lên mạnh và ngày càng xa rời tỷ giá NHTM.

Và đến ngày 26/11/2009, NHNN đã buộc phải chính thức phá giá VND 5,4% để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường, đồng thời thu hẹp biên độ xuống còn +/-3% (26/11/09). Tuy nhiên, như được thấy trong Hình 3.5, tỷ giá thị trường tự do vẫn ớ mức cao khoảng 19.400VND/USD và các NHTM vẫn giao dịch ở mức kịch trần.

Như vậy, qua những phân tích cơ bản trên, nghiên cứu rút ra những kết quả sau: Thứ nhất, Việt Nam đã có những điều chỉnh sang các cơ chế có biên độ rộng hơn trong các giai đoạn 1989-1991 khi Việt Nam dỡ bỏ cơ chế bao cấp, giai đoạn 1997-1999 khi khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra, và giai đoạn 2008-2009 với khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới. Thứ hai, chênh

lệnh giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM vẫn còn tồn tại đáng kể, mặc dù NHNN đã có những nỗ lực đáng kể nhằm rút ngắn khoảng cách này.

Để làm rõ hơn xu hướng biến động tỷ giá VND/USD cũng như giá trị của đồng Việt Nam so với các đồng tiền quốc tế khác, nghiên cứu sẽ phân tích xu hướng của tỷ giá thực5

trong thời gian qua trong phần tiếp theo.

3.2 Tỷ giá thực RE

Hình 3.6 cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về diễn biến của tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù tỷ giá danh nghĩa tăng lên rõ rệt trong thời gian qua, nhưng tỷ giá thực lại có xu hướng giảm từ năm 2003 trở lại đây và khoảng cách giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa ngày càng gia tăng, đặc biệt là năm 2007 trở đi. Nguyên do chính là tỷ

lệ lạm phát Việt Nam tương đối cao so với Mỹ: Tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2000-2009 của Việt Nam và Mỹ lần lượt là: 90% và 24,6%, trong đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng 20,4% nên tỷ giá thực của Việt Nam đã giảm đi khoảng 21,3 %, nói cách khác đồng Việt Nam đã lên giá xấp xỉ 21,3 % so với đồng USD.

Hình 3.6: Tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa VND/USD 1996-2009 (2000=100)

Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu IFS

Trong khi đó, đồng USD có xu hướng mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác, ngoại trừ yên Nhật và đôla Đài Loan (Bảng 3.1). Tuy nhiên, đồng Việt Nam vẫn lên giá nhiều hơn so với các đồng tiền khác, trong đó có Nhân dân tệ, đơla Singapore, ringit Malasyia, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế nhập siêu lớn hơn trong thời gian gần đây là một minh chứng cụ thể cho sự tăng giá của đồng Việt Nam trong thời gian qua.

Bảng 3.1: Chỉ số tỷ giá thực của các đồng tiền so với đô la Mỹ (% - năm 2000 là năm gốc)

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng et al (2010) và tính tốn của tác giả theo số liệu IFS

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nhân dân tê ̣ 100,00 101,67 104,95 104,11 104,07 103,85 100,64 91,90 84,30 84,87 Euro 100,00 105,12 88,56 73,50 68,70 80,51 72,30 65,32 68,45 66,56 Yên Nhâ ̣t 100,00 118,75 111,19 101,61 101,73 120,05 123,32 122,18 97,60 102,48 Đô la Singapore 100,00 109,50 104,95 103,97 101,74 106,15 99,16 93,35 89,11 89,30 Đô la Đài Loan 100,00 109,64 111,24 110,66 105,35 110,18 110,61 111,18 108,92 107,96 Đô la Úc 100,00 108,49 96,87 72,80 70,50 75,53 69,31 62,90 84,35 65,14 Won Triều Tiên 100,00 103,03 92,01 90,71 78,54 77,67 71,34 72,34 93,80 85,95 Baht Thái 100,00 105,00 103,27 95,10 93,96 96,88 84,86 79,26 82,63 77,91 Ringgit Malaysia 100,00 100,36 101,36 102,10 103,11 103,05 95,43 91,04 92,13 91,39 Việt Nam đồng 100,00 107,3 109,0 109,6 106,0 102,0 98,8 94,5 80,7 78,7

Những phân tích trong phần 3.1 và 3.2 là hết sức cần thiết để xác định giá trị của Việt Nam hiện nay đồng cũng như làm rõ hơn về diễn biến và cơ chế chính sách tỷ giá mà NHNN đang áp dụng. Đây là những lập luận cơ sở ban đầu trước khi phân tích và đưa ra những khuyến nghị chính sách liên quan đến chính sách tỷ giá kiểm soát lạm phát. Phần tiếp theo nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa chính sách ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát trong thời gian qua ở Việt Nam nhằm đưa ra những nhận định cơ bản trước khi tiến hành lượng hoá tác động của tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam.

3.3 Chính sách ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát

Việc ổn định tỷ giá sẽ giúp tăng cường lòng tin vào đồng nội tệ, buộc chính phủ phải kiểm soát thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng tín dụng và thơng qua đó tăng cường mức độ tin cậy vào chính sách của chính phủ. Như vậy, khi những yếu tố này được kiểm soát tốt, lạm phát cũng sẽ giảm đi và dần ổn định. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).

Hình 3.7: Lạm phát và tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng et al (2010) và Tính tốn của tác giả theo số liệu của IFS

Tuy nhiên, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, như đã được phân tích trong phần 2.2. Trong đó có: tính khơng chắc chắn tổng cầu, môi trường lạm phát, sự ổn định của chính sách tiền tệ. Chiếu theo những yếu tố này để lý giải tại sao cùng một chế độ tỷ giá mà tác động đến lạm phát trong các giai đoạn khác nhau lại khác nhau: giai đoạn 1992- 1996 và 2004-2008.

Giai đoạn 1992-1996: Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, tỷ lệ lạm

phát rất cao (lạm phát phi mã), đáng chú ý là lạm phát năm 1992 lên đến 35%, làm cho người dân mất niềm tin vào tiền Việt Nam đồng. Trước tình cảnh này, việc áp dụng một chính sách tỷ giá tương đối cố định là hết sức hợp lý và lạm phát trong giai đoạn 1992-1996 đã được kiểm soát tốt.

Giai đoạn 2004-2008: Tuy nhiên điều tương tự đã không xảy ra trong

giai đoạn 2004-2008, khi chính sách tỷ giá tương đối cứng nhắc được áp dụng nhưng lạm phát vẫn tăng dần qua các năm và kết thúc thời kỳ bằng một cuộc lạm phát cao 2007-2008 (gần 23%).

Những nghiên cứu khác nhau như Võ Trí Thành et al (2000) và Nguyễn Đức Thành et al (2009) đã đưa ra những lý giải cho vấn đề này: trong đó sự

gia tăng cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế là nguyên nhân chính dẫn đến thời kỳ lạm phát cao ở Việt Nam trong giai đoạn qua. Và chính sách tỷ giá chỉ có tác động cộng hưởng cho các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ khơng có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến lạm phát. (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2010).

Nhóm nguyên nhân thứ hai có thể lý giải tại sao chính sách ổn định tỷ giá trong các giai đoạn khác nhau lại khác nhau là “bộ ba bất khả thi”: “tỷ giá hối đoái cố định”, “tự do hóa tài khoản vốn” và “sự độc lập của chính sách tiền tệ”. Trong giai đoạn 1992-1996, khi mà chưa có tự do hóa tài khoản vốn thì NHNN vừa có thể thực hiện được chính sách TGHĐ cố định vừa kiểm sốt được chính sách tiền tệ, hạn chế lạm phát. Tuy nhiên, khi mà hội nhập kinh tế ngày càng sâu thì tài khoản vốn dễ dàng chu chuyển hơn do vậy NHNN khó đạt được cả việc cố định TGHĐ và sự độc lập của chính sách tiền tệ. Điều này có thể lý giải cho giai đoạn 2004-2008.

Như vậy, mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát là hết sức phức tạp trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, việc xác định quy mô và độ lớn của tác động tỷ giá đến lạm phát là hết sức cần thiết để NHNN có thể đưa ra những chính sách tỷ giá phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô, hạn chế sự lưỡng lự và khơng nhất qn trong chính sách tỷ giá. Chương tiếp theo sẽ xây dựng mơ hình ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam và phân tích nguyên nhân chính của hiện tượng lạm phát ở Việt Nam.

CHƢƠNG 4

MƠ HÌNH PHÂN TÍCH

“Trong chương này, nghiên cứu sẽ đưa ra mơ hình để ước lượng mức chuyển tỷ giá đến lạm phát. Trong đó cơ sở xây dựng mơ hình thực nghiệm được đề cập đến trong phần 4.1, tiếp đến phần 4.2 giới thiệu các biến trong mơ hình và những mơ tả dữ liệu liên quan, phần cuối của chương trình bày mơ hình thực nghiệm VAR để ước lượng MCTGLP”.

4.1 Cơ sở xây dựng mơ hình thực nghiệm

Xác định các biến thích hợp là một trong những yêu cầu đầu tiên để xây dựng mơ hình. Do vậy, trong phần 4.1 này, nghiên cứu sẽ đưa ra những phân tích về các biến liên quan đến mơ hình ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát. Ngồi ra, trọng tâm của nghiên cứu chính là lạm phát, nên ngoài biến tỷ giá hối đối, khơng thể thiếu cú sốc tổng cung, cú sốc tổng cầu và biến tiền tệ.

4.1.1 Tỷ giá hối đoái - chỉ số giá tiêu dùng

Theo lý thuyết về các kênh tác động của tỷ giá đến lạm phát được đề cập ở phần 2.1 thì, những thay đổi của tỷ giá đến lạm phát sẽ được truyền dẫn theo kênh phân phối từ chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và cuối cùng là chỉ số giá tiêu dùng hay còn gọi là lạm phát. Do vậy, việc xây dựng mơ hình bắt đầu từ việc nghiên cứu cơ chế truyền dẫn từ những thay đổi của tỷ giá đến chỉ số IPI là hết sức hợp lý.

Theo lý thuyết của Quy luật một giá, ta có:

Trong đó: h - nước nhà (nước nhập khẩu); f - nước ngoài (nước xuất khẩu); Phm - giá nhập khẩu được tính bằng nội tệ ; Pfx- giá xuất khẩu được

tính bằng ngoại tệ, E là tỷ giá hối đoái giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu (nội tệ/ngoại tệ).

Theo Hooper và Man (1989), Goldberg và Knetter (1997) và Campa và Goldberg (2002), các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngồi có quyền đáng kể để thiết lập giá. Hành vi thiết lập giá của doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào giá đơn (xem thêm 2.2) và chi phí sản xuất biên dưới đây:

.

x x x

f f

PMarkup C (4.2)

Hooper và Man (1989) cũng đã lập luận rằng giá đôn của doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài phụ thuộc vào áp lực cầu trong cả thị trường nước đó và nước nhập khẩu6

(Y), và áp lực cạnh tranh trong thị trường nước nhập khẩu. Áp lực này được đo bằng lợi nhuận biên (giá/ chi phí sản xuất). Giá đơn được minh hoạ như sau:

(4.3) Trong đó: ( hx ) f P EC

đại diện cho áp lực cạnh tranh trong nước nhập khẩu

Y đại diện áp lực cầu trong cả thị trường trong nước và ngoài nước và 0< <1; >0. Từ phương trình (4.1), (4.2) và (4.3), ta có:

6 Áp lực cầu trong thị trường nhập khẩu tỷ giá có mối quan hệ thuận với tỷ trọng nhập khẩu, phản ánh cầu hàng hố nước ngồi của thị trường đấy.

(4.4) Đơn giản hóa phương trình 4.4 ta có:

(4.5)

Lấy logarit của phương trình 4.5, ta có kết quả sau:

(4.6)

Như vậy, giá nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi TGHĐ (e), chi phí sản xuất biên của hãng nước ngoài (cxf ), giá nội địa (ph) và cầu thị trường (y). Đồng thời mức chuyển tỷ giá vào giá nhập khẩu theo phương trình (4.6) chính là

1 . Như vậy có một mối quan hệ âm giữa  và MCTGNK.

+ Nếu  = 0, thì MCTGNK = 1, tức là những cú sốc TGHĐ sẽ được chuyển toàn bộ vào IPI hay MCTGNK hoàn toàn

+ Nếu  = 1, thì MCTGNK = 0, tức là những cú sốc TGHĐ sẽ khơng được chuyển tồn bộ vào IPI

+ Nếu 0 <  < 1, thì những cú sốc TGHĐ sẽ được chuyển một phần vào IPI hay được gọi là MCTGNK khơng hồn tồn

+ Trong một số tình huống sẽ thấy  >1 khi doanh nghiệp đánh giá quá mức ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá và ngược lại  < 0 khi doanh nghiệp đánh giá quá thấp ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá

m x h f x h f p e c y p e c         (4.7) Từ phương trình 4.7 ta có một số nhận xét sau:

+  có mối quan hệ nghịch với y, ph. Ngược lại, MCTGNK sẽ tỷ lệ thuận

với y, ph

+  có mối quan hệ thuận với e7, phm. Ngược lại, MCTGNK sẽ tỷ lệ nghịch với e, phm

Những nhận xét này tương tự với những phân tích ở phần 2.2 về các nhân tố ảnh hưởng đến MCTG. Và cũng từ phương trình 4.7 ta có thể suy ra, một số biến khác cần có trong mơ hình đo lường MCTGLP là: cầu thị trường

y (sốc cầu) và cú sốc cung thế giới - giá dầu - ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

biên.

4.1.2 Các biến khác

Để củng cố thêm những lập luận trong phần 4.1.1 về các biến liên quan đến mơ hình ước lượng MCTGLP, nghiên cứu sẽ xem xét một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát ngồi tỷ giá hối đối. Việc xem xét tổng thể các nguyên nhân của lạm phát sẽ đánh giá đầy đủ hơn tác động tổng thể cũng như từng nhân tố đến lạm phát. Ngoài ra, hạn chế hiện tượng thiếu biến khiến kết quả thiếu tính chính xác. Trước hết là Cú sốc tổng cung: Giả định tổng cầu không đổi, cú sốc tổng cung sẽ làm đường AS (Mơ hình AD- AS) dịch chuyển khiến mức giá chung thay đổi quanh điểm cân bằng. Đặc biệt khi AS dịch chuyển sang trái, mức giá chung sẽ tăng và sản lượng giảm.

Xem xét Cú sốc tổng cầu: Dựa trên mơ hình AS-AD với giả định các yếu tố khác khơng đổi thì khi AD dịch chuyển sẽ khiến mức giá chung thay đổi quanh điểm cân bằng. Đặc biệt khi AD dịch chuyển sang phải sẽ làm mức giá chung tăng và sản lượng tăng. Biến sản lượng công nghiệp thực được sử dụng để đại diện cho những thay đổi trong tổng cầu. Và một trong những biến vĩ mơ khơng thể thiếu khi nghiên cứu lạm phát chính là biến tiền tệ - Theo nhà kinh tế học tiền tệ Milton Friedman, lạm phát luôn là một hiện tượng tiền tệ. Đây là một biến chính sách đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có mục tiêu lạm phát, nhưng mặt khác cũng có thể là ngun nhân chính gây ra lạm phát cao cũng như những bất ổn khác của kinh tế vĩ mô. Do vậy, sự có mặt của biến tiền tệ trong mơ hình nghiên cứu MCTGLP là hết sức cần thiết. Nghiên cứu sử dụng biến cung tiền và lãi suất để đại diện cho cung và cầu của thị trường tiền tệ. Ngồi ra, vì Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ đơ la hóa cao, tuy nhiên khơng có dữ liệu về lượng tiền nước ngoài đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng, nên nghiên cứu sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở việt nam theo mô hình tự hồi quy vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm eview 5 0 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)