Tỷ giá VND/USD năm 2008-2009

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở việt nam theo mô hình tự hồi quy vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm eview 5 0 (Trang 28 - 29)

Nguồn: Nguyễn Thị Thu Hằng et al (2010)

Lý do của hiện tượng này đã được phân tích cụ thể trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng et al (2010). Thứ nhất do trong cả năm 2009 áp lực cung cầu trên thị trường cùng với áp lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng xa rời tỷ giá chính thức. Mặc dù NHNH đã buộc phải mở biên độ dao động từ +/-3% đến +/-5% vào ngày 24/03/2009, biên độ lớn nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng các NHTM vẫn giao dịch ở mức trần. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng, giá trị nhập khẩu trong ba tháng cuối năm tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm, chiếm 30% tổng giá trị nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu trong cả năm 2009 giảm 10% so với năm 2008 là do mặt bằng giá xuất khẩu giảm. Hình 3.2 cho thấy, nhập siêu tăng mạnh trong 2007 và 2008, cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với GDP. Một nguyên nhân khác theo Nguyễn Thị Thu Hằng et al (2010) là do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD tăng để

phục vụ việc nhập khẩu vàng. Giá vàng và giá USD đều đã tăng mạnh. Do vậy, người dân đẩy mạnh việc mua USD trên thị trường tự do, khiến giá của USD trên thị trường tự do tăng mạnh. Chính sự khan hiếm nguồn cung USD buộc các doanh nghiệp phải huy động USD từ thị trường chợ đen hoặc phải thêm phụ phí khi mua USD ở các ngân hàng thương mại. Tâm lý hoang mang và sự mất lịng tin vào đồng VND khiến nhân dân có xu hướng tăng cầu USD, đẩy giá thị trường tự do lên hằng ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở việt nam theo mô hình tự hồi quy vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm eview 5 0 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)