Nguồn: Tính tốn của tác giả theo số liệu GSO
Biến sản lượng cơng nghiệp được sử dụng trong mơ hình để đại diện cho áp lực tổng cầu. Trong đó khoảng cách sản lượng (OPGAP) hàm ý sự chênh lệch giữa mức sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng. Khi các yếu tố khác không đổi, sản lượng thực tăng vượt quá sản lượng tiềm năng (OPGAP dương), hàm ý cầu tăng nên lạm phát bắt đầu tăng và ngược lại khi OPGAP âm thì lạm phát sẽ giảm. Một số nghiên cứu10 chỉ ra rằng mối quan hệ này không rõ ràng ở Việt Nam, thậm chí khi OPGAP tăng không làm lạm phát tăng. Tuy nhiên, Hình 4.2 cho thấy những thời kỳ mà OPGAP dương và tương đối lớn như cuối năm 2007 nửa đầu năm 2008, thì lạm phát cũng tương đối cao.
Ngược lại khi OPGAP âm, thì tỷ lệ lạm phát dường như khơng có thay đổi, ví dụ như trong năm 2009, khi mà tổng cầu giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì chỉ số CPI cũng khơng thay đổi đáng kể. Lý do CPI không giảm là do các yếu tố khác liên quan đến cung tiền và lãi suất. Về mặt tổng quát có thể nhận thấy trong cùng 1 thời kỳ (1 tháng) khi OPGAP
10 Võ Văn Minh (2009).
thay đổi thì chỉ số giá CPI thay đổi đồng thời nhằm phản ứng lại sự thay đổi của tổng cầu.
c. Chỉ số giá tiêu dùng
Đây là chỉ số thường được sử dụng để đo lạm phát của nền kinh tế quốc gia. Do vậy hai thuật ngữ CPI và lạm phát có thể dùng thay thế cho nhau. Số liệu của CPI (CPI tháng 1-2005 =100) được lấy từ Thống kê tài chính quốc tế IFS-IMF.
Mơ tả dữ liệu: