Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU

Một phần của tài liệu Luận văn một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 29 - 33)

1.2 .3/Mục đích hoạt động

2.2/ Những đặc điểm nổi bật của thị trường EU

Thứ nhất: Tập quán và thị hiếu tiêu dùng.

Liên minh Châu Âu khơng phải là một thực thể văn hóa có những mẫu hình đồng nhất về suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử. Những quyết định mua hàng chịu ảnh hưởng bởi các mơ hình văn hóa của thái độ ứng xử, điều đó đáng được chú ý đối với các cơng ty nước ngồi khi làm Marketing ở EU. Điều đó có nghĩa là thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, cịn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc dân tộc và văn hoá đặc trưng riêng mà các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển chưa nghĩ tới. Mỗi nước thành viên tạo ra các cơ hội khác nhau và yêu cầu của họ cũng khác

Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các quốc gia trong khối EU, nhưng do có sự tương đồng về vị trí địa lý nên 27 nước thành viên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hố. Trình độ phát triển kinh tế văn hoá xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng EU ưa chuộng hàng có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh, có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, họ cho rằng các sản phẩm này sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm của các doanh nghiệp ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít người biết đến sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiêu thụ ở thị trường EU.

EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng khó tính về mẫu mốt, thị hiếu. Khác với Việt Nam, nơi giá cả có vai trị quyết định

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

trong việc mua hàng, đối với phần lớn người châu Âu thì “thời trang” là một trong những yếu tối quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, thời trang, giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu. Việc nhiều nước châu Âu khác, đặc biệt là Trung Quốc, với tiềm năng xuất khẩu lớn và đã có nhiều kinh nghiệm ở thị trường EU là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thâm nhập thị trường này.

Ngày nay, EU là một thị trường mở có quy mơ lớn đối với các nhà đầu tư và các sản phẩm nước ngồi. Do đó, nó là một thị trường mang tính chất cạnh tranh rất lớn vì lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Phần lớn hàng của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của Việt Nam về chất lượng, giá cả và nguồn cung cấp ổn định. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU thì khơng cịn cách nào khác là chúng ta phải chiến thắng trong cạnh tranh, đánh bại các dối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Để làm được việc đó, hàng xuất khẩu Việt Nam phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân châu Âu và đáp ứng tốt 5 tiêu chuẩn về kĩ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu vào EU ( chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và lao động). Ngay từ lúc này, chúng ta cần thực hiện việc cải tiến sản, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa sản xuất sản phẩm theo thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU.

Thứ hai: Kênh phân phối của EU.

Đối với EU,hệ thống phân phối là yếu tố quan trọng trong khâu lưu thơng và xuất khẩu hàng hố. Hệ thống phân phối của EU bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống phân phối này là các công ty xuyên quốc gia, hệ thống bán hàng siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập... Trên thị trường EU kênh phân phối thứ 2 có hình thức phổ biến nhất:

- Kênh phân phối theo tập đoàn: các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các của hàng và siêu thị của mình, đây là xu hướng tiêu thụ chính.

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

- Kênh phân phối khơng theo tập đồn: các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đồn này khơng những cung cấp hàng bán lẻ của hệ thống bán lẻ của tập đồn mình mà cịn cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đồn khác và cơng ty bán lẻ độc lập.

Thứ ba: EU là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu... Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc Châu Âu. Hiện nay ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ Ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn Viễn thơng Châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được tiêu chuẩn của EU.

Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số sản phẩm tiêu dùng như sau:

- Các loại thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.

- Các loại thuốc men đều được kiểm tra, đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia EU cho phép trước khi sản phẩm được bán thị trường. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban Châu Âu về

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

định chuẩn thiết lập hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang bán trên thị trường.

- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay luạ được bán ra trên thị trường EU. Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng.

Thứ tư: chính sách nơng nghiệp của EU

Tại EU, Chính sách nơng nghiệp chung (CAP) được áp dụng thống nhất trên tồn khối để kiểm sốt và trợ giá trong lĩnh vực nông nghiệp. Mục tiêu của CAP bao gồm việc phát triển nền nông nghiệp EU, hỗ trợ cộng đồng nông nghiệp các nước thành viên và kiểm soát giá cả của các sản phẩm nơng nghiệp. CAP đã góp phần lớn vào việc tăng sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp EU nhiều năm qua.

EU áp dụng một mức thuế quan chung đối với hàng hóa từ các nước thứ ba nhập khẩu vào thị trường 27 nước thành viên. Đối với các mặt hàng rau và quả, EU tổ chức một thị trường chung (common market organization - CMO) nhằm hoạch định chính sách và thiết lập những thỏa thuận thương mại cho toàn khối để ổn định thị trường. EU đề ra những quy định khắt khe đối với các sản phẩm nhập khẩu vào khối, đặc biệt là quy định về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm rau, quả phải tuân thủ nhiều quy định mang tính bắt buộc như luật thực phẩm chung, chứng nhận

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

phù hợp tiêu chuẩn, giới hạn dư lượng tối đa, các quy định khác về vệ sinh thực vật và bảo vệ cây trồng…

Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (European Food Safety Authority – EFSA) được thành lập vào năm 2002, có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, các nguyên tắc chung và quy định khác về nguồn gốc của sản phẩm. Luật Thực phẩm chung chính thức có hiệu lực từ tháng 1/2005. Theo đó, mọi sản phẩm rau, quả được nhập khẩu vào EU đều bắt buộc phải có Giấy Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, tuân thủ về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các tiêu chuẩn miễn nhiễm bệnh dịch và côn trùng, các quy định về độ rắn chắc, độ sáng, mẫu mã, màu sắc, kích thước, quy cách đóng gói, bảo quản…

Một phần của tài liệu Luận văn một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)