1.2 .3/Mục đích hoạt động
2.3/ Tổng quan về kinh tế thương mại của Eu năm 2008
Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính đã có những tác động mạnh đến nền kinh tế EU. Theo số liệu của Eurostat (Cơ quan thống kê của EU), GDP của cả khu vực đồng Euro và toàn khối EU trong quý III/2008 đều giảm 0,2%. Tăng trưởng GDP của EU nhiều khả năng chỉ đạt hơn 1% trong năm 2008.
Khủng hoảng tài chính đã khiến hàng loạt ngân hàng tại châu Âu lâm vào cảnh vỡ nợ. Chính phủ các nước phải chi hàng trăm tỉ USD để mua lại cổ phần của các ngân hàng cũng như tăng tính thanh khoản cho thị trường tiền tệ. Tình hình tiếp tục có những diễn biến phức tạp vào các tháng cuối năm, khi nguy cơ lạm phát đã cơ bản được đẩy lùi thì EU lại chuyển sang rơi vào nguy cơ suy thoái kinh tế (một số nước như Ý, Tây Ban Nha, Đức đã chính thức bị suy thoái) cũng như sự suy giảm trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Để đối phó với tình hình này, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và một số ngân hàng quốc gia thành viên đã liên tục hạ lãi suất cơ bản, lần gần đây nhất là vào ngày 4/12, với các mức cắt giảm mạnh mẽ. Bên cạnh đó, ngày 11 và 12/12, tại kỳ họp thượng đỉnh
Lớp: Kinh tế quốc tế 47
cuối cùng trong năm 2008 của Hội đồng châu Âu, các nước EU đã nhất trí thơng qua gói kế hoạch trị giá 200 tỉ Euro (tương đương gần 260 tỉ USD) với các mục tiêu kích thích tiêu dùng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn khối. Từng nước thành viên EU cũng đã công bố những kế hoạch cứu nguy nền kinh tế của riêng mình trị giá hàng chục tỉ USD. Về phần mình, Uỷ ban châu Âu (EC) cũng vừa cơng bố một kế hoạch trị giá 5 tỉ Euro (tương đương 6,4 tỉ USD) từ ngân sách chung của khối để nâng cao khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên EU thông qua đẩy mạnh đầu tư cho ngành năng lượng và hệ thống Internet. Các chuyên gia kinh tế EU cho rằng, đầu tư nhiều hơn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm các lĩnh vực: khí đốt, điện và Internet băng thơng rộng sẽ giúp châu Âu đảm bảo an ninh năng lượng và nâng cao khả năng cạnh trạnh cho nền kinh tế các quốc gia thành viên trong môi trường kinh tế khắc nghiệt như hiện nay.
Dự báo, tình hình kinh tế - tài chính các nước EU sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, những khó khăn trước mắt chưa thể được giải quyết trong ngắn hạn. Các nguồn phân tích đều cho rằng ECB và các ngân hàng quốc gia thành viên sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Trong năm 2008, một đặc điểm đáng chú ý là EU tăng cường đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp môi trường, gắn liền với các quy định mới liên quan mật thiết đến thương mại. Từ 1/12/2008, Luật Hoá chất (REACH) đã bắt đầu được thực hiện: các hóa chất khơng được đăng ký hoặc đăng ký thất bại trong giai đoạn tiền đăng ký trước đó, sẽ khơng được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất sang thị trường EU. Các sản phẩm có chứa hóa chất chưa được đăng ký trước 1/12/2008 sẽ phải trải qua một quá trình đăng ký chi tiết và kéo dài trước khi được phép nhập khẩu vào EU.
Cùng với Luật Hóa chất đã được thực hiện, hiện nay EU đang trong quá trình soạn thảo, thỏa thuận và thông qua một loạt các văn bản (ở các giai đoạn khác nhau) sẽ có tác động đến việc sản xuất, thương mại và sử
Lớp: Kinh tế quốc tế 47
dụng trong nội bộ EU cũng như nhập khẩu một số sản phẩm (thuốc trừ sâu, cá, nikel...) và dịch vụ (hàng không...) với lý do để bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng... Các văn bản này hầu hết đều gây tranh cãi trong nội bộ EU và gây phản ứng tiêu cực của các nước thứ ba, đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Trong trường hợp EU quyết tâm thực hiện các quy định mới thì các nước lớn này có thể sẽ quay ra xem xét việc ban hành và áp dụng các văn bản tương tự. Điều này sẽ có những tác động khơng nhỏ đến trao đổi thương mại giữa các nước trên thế giới trong những năm tới.
Theo số liệu của Eurostat (hiện chỉ có số liệu chi tiết đến tháng 9/2008), tính chung trong 9 tháng đầu năm 2008, trao đổi thương mại của EU với hầu hết các đối tác lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2007. Mức tăng lớn nhất về xuất khẩu là sang thị trường (27%) và Nga (25%). Mức tăng nhập khẩu lớn nhất là từ Nga (31%) và Na Uy (29%). Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của EU sang Mỹ và Nhật Bản đều giảm 3%, nhập khẩu từ Hàn Quốc giảm 6% và từ Nhật Bản giảm 2% so với cùng kỳ năm 2007.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2008, EU tiếp tục xuất siêu sang thị trường Mỹ, nhưng giá trị giảm 17% so với cùng kỳ năm 2007 (49,1 tỉ Euro so với 59,2 tỉ Euro). Với thị trường Thụy Sỹ, mức xuất siêu của EU tăng khoảng 18,3% (13,6 tỉ Euro so với 11,5 tỉ Euro). Trong khi đó, mức thâm hụt thương mại với thị trường Nga tăng khá mạnh, hơn 40% (57,1 tỉ Euro so với 40,6 tỉ Euro), với Na Uy là 62,3% (37,5 tỉ Euro so với 23,1 tỉ Euro) và với Trung quốc là 3,2% (120,5 tỉ Euro so với 116,7 tỉ Euro). Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của EU gần như không thay đổi đối với Nhật Bản (25,6 tỉ Euro so với 25,7 tỉ Euro) và giảm 29% đối với thị trường Hàn Quốc (9,1 tỉ Euro so với 12,8 tỉ Euro).
Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Tính riêng từng nước thành viên, trong 9 tháng đầu năm 2008, các nước xuất siêu lớn nhất lần lượt là Đức (142,3 tỉ Euro), Hà Lan (31,9 tỉ Euro) và (20,2 tỉ Euro). Ngược lại, các nước nhập siêu lớn nhất là Anh (91,7 tỉ Euro), Tây Ban Nha (72,2 tỉ Euro), Pháp (50,2 tỉ Euro), Hy Lạp (27,3 tỉ Euro).
Bảng 2.1: Trao đổi thương mại của EU với một số đối tác lớn tính đến
hết tháng 9/2008 (Đơn vị tính: tỉ Euro)
EU xuất khẩu Eu nhập khẩu Cán cân
Mỹ 189,2 140,1 +49,1 Nga 79,5 136,6 -57,1 Nhật Bản 31,9 57,5 -25,6 Hàn Quốc 20,0 29,1 -9,1 Trung Quốc 59,1 179,6 -120,5 Thế giới 988,3 1.178,6 -190,3
(Nguồn: Thương Vụ Việt Nam tại Bỉ và EU)