Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO14000 và EMAS

Một phần của tài liệu Luận văn một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 62 - 70)

1.2 .3/Mục đích hoạt động

3.3.5/ Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO14000 và EMAS

ISO 14000

Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững.

Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Q trình hoạt động cơng nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thối chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia. Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề mơi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý mơi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quóc tế.

Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với mơi trường ngăn ngừa ơ nhiễm và liên tục có hành động cải thiện mơi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:

- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).

- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).

- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).

- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).

- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).

- Các khía cạnh mơi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards).

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm.

Các tiêu chuẩn về tổ chức : tập trung vào các khâu tổ chức

hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách mơi trường, vào việc đo đạc các tính năng mơi trường cũng như tiến hành thanh tra mơi trường tại các cơ sở mình.

Các tiêu chuẩn về sản phẩm : tập trung vào việc thiết lập

các nguyên lý và cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến mơi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính mơi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường.

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở cơng đoạn xả/thải ra cịn ISO 14000 u cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến mơi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phịng ngừa.

Yêu cầu về quản lý môi trường và áp dụng ISO 14001 ở VN

Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cả về số lượng và qui mô, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã có những tác động xấu đến mơi trường và có nguy cơ gây ơ nhiễm ngày càng cao. Để tăng cường công tác quản lý môi trường, năm 1993 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ mơi trường, sau đó, nhiều văn bản dưới luật và

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

các hướng dẫn về quản lý mơi trường đã được ban hành. Trong đó việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt được các yêu cầu:

- Bền vững về kinh tế; - Bền vững về xã hội; - Bền vững về chất lượng;

- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên.

ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hố thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý mơi trường phù hợp với ISO 14000

Muốn xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, việc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải có sự cam kết và đưa ra một chính sách mơi trường được tồn thể cán bộ cơng nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Sự cam kết và chính sách này phải được thể hiện bằng văn bản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường. Hệ thống quản lý môi trường muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phịng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách mơi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về mơi trường có liên quan đến doanh nghiệp. Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững. Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ mơi trường.

EMAS ( Ecological Management and Audit Scheme)

EMAS là Kế hoạch quản lý và Kiểm tốn mơi trường ( hay cịn gọi là Chương trình đánh giá và Quản lý sinh thái) của Liên minh châu Âu. Đây được coi là công cụ quản lý trong việc đánh giá và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các công ty cũng như các tổ chức khác trong quá tình hoạt động của mình.

Lịch sử phát triển của EMAS

Luật kế hoạch Quản lý và Kiểm tốn mơi trường châu Âu 1836/93 lần đầu tiên được Ủy ban châu Âu giới thiệu vào tháng 7/1993 có tính chất như cơng cụ trong chính sách bảo vệ môi trường, với mục tiêu ban đầu của luật là sự phát triển bền vững của cộng đồng. Từ 1995, EMAS được mở rộng phạm vi hoạt động tới các hoạt động trong ngành công nghiệp và các nước thành viên có thể ký tham gia.

Năm 1996, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế phát hành bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế ISO 14001 (EN ISO 14001), và các nước sử dụng nó là bộ tiêu chuẩn cơ bản về quản lý môi trường. Đây cũng được coi là bước tiến nhằm hồn thiện EMAS. EMAS cũng đã có những quy định đối với các lĩnh vực gây ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường và cả những ảnh hưởng mang lại lợi ích đối với quản lý môi trường cũng như các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Năm 1997, các cơ quan chức năng bắt đầu tiến hành thảo luận bổ sung những quy định mới của EMAS cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Ủy ban châu Âu công nhận bản đề xuất đã được các thể chế khác ở châu Âu cùng nhau thảo luận ( như Ủy ban Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Vùng) và

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

trình lên Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu trong q trình ra quyết định. Ủy ban cơng bố Luật thơng qua năm 2001 (EC No 761/2001) có nêu các điểm chính sau:

- Mở rộng phạm vi của EMAS tới tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế, bao gồm đến các cơ quan địa phương.

- Bộ tiêu chuẩn ISO 14001 là hệ thống quản lý môi trường quốc tế. Các tiêu chuẩn của ISO 14001 và EMAS có sự thống nhất. Điều đó làm cho q trình kiểm tra, đánh giá từ ISO 14001 đến EMAS sẽ đơn giản và không bị trùng lặp

- Công nhận biểu tượng của EMAS là một sản phẩm hữu hình và được cơng nhận là tổ chức có chức năng kiểm duyệt về tiêu chuẩn môi trường nưh các tổ chức kiểm tra môi trường khác.

- Sự can thiệp của người lao động trong các hoạt động của EMAS. - Thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động của cộng đồng đối với môi trường được minh bạch giữa các tổ chức đăng ký và các tổ chức cá nhân

- Xem xét một cách triệt để các ảnh hưởng gián tiếp như: vốn đầu tư, quản lý, các quyết định lập kế hoạch, các thủ tục mua bán mang tính pháp lý,và các loại hình dịch vụ khác…

Chức năng của EMAS

Lơgơ EMAS có các chức năng chính sau:

- Chỉ ra đột in cậy của thông tin về môi trường trong hoạt động của tổ chức

- Hàm ý cam kết của tổ chức trong việc cải thiện bức tranh môi trường cũng như đối với việc quản lý tốt của tổ chức về các khía cạnh liên quan đến mơi trường

- Đề cao nhận thức kế hoạch một cách cơng khai giữa các nhóm lợi ích và giữa các tổ chức nhẳm cải thiện môi trường xung quanh

Lớp: Kinh tế quốc tế 47 EMAS có 2 lơgơ chính thức :

- Phiên bản 1 (PB1): “ Quản lý môi trường đã được thừa nhận” - Phiên bản 2 (PB2): “ Thơng tin có hiệu lực”

Sự lựa chọn cho việc sử dụng những lôgô này như sau:

1. Thơng tin có hiệu lực (PB2)

2. Những tun bố về mơi trường có hiệu lực (PB2)

3. Phần in đầu giấy viết thư của tổ chức đã được đăng ký (PB1)

4. Về thông tin quảng cáo của sự tham gia của tổ chức vào EMAS (PB1)

5. Về quảng cáo đối với các sản phẩm, các hoạt động và dịch vụ (PB2).

Lôgô EMAS sử dụng 3 màu chính: xanh lá cây, vàng và xanh lơ cùng với màu đen trên nền trắng hoặc màu trắng trên nền đen. Cả 2 phiên bản logo sẽ luôn luôn điều chỉnh theo số đăng ký của tổ chức EMAS. Các tổ chức thành viên của EMAS có thể sử dụng logo EMAS để quảng cáo cho các chương trình, dự án của tổ chức, doanh nghiệp. Lôgô không được sử dụng trên các sản phẩm hoặc các kiện hàng đóng gói hay những so sánh liên quan đến các sản phẩm, các hoạt động dịch vụ khác và khơng thể được sử dụng cho chính nó.

Điều kiện được cấp chứng nhận EMAS đối với doanh nghiệp chưa đăng kí thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001

Để tham gia và có chứng nhận áp dụng EMAS, doanh nghiệp cần tuân thủ các bước sau:

1. Xem xét lại các tác động tới mơi trường bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến môi trường như: hoạt động của tổ chức, quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ, phương pháp đánh giá chúng các quy định mang tính pháp lý của tổ chức và quy trình quản lý mơi trường đang tồn tại.

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

trường hiệu quả nhằm đạt đến việc chính sách về mơi trường của tổ chức được quyết định bởi nhóm quản lý cấp cao. Hệ thống quản lý cần phải tạo ra các trách nhiệm, mục tiêu, phương tiện, quy trình vận hành, nhu cầu đào tạo, các hệ thống kiểm soát và giao tiếp

3. Tiến hành kiểm tốn về mơi trường, đánh giá riêng đối với hệ thống quản lý phù hợp với chương trình và chính sách của tổ chức cũng như tương thích với các yêu cầu, quy định về môi trường liên quan.

4. Đưa ra tuyên bố về hoạt động môi trường của tổ chức, trong đó xác nhận những kết quả được, đối chiếu với các mục tiêu về môi trường và những biện pháp bảo đảm tiếp theo để ngày càng hoàn thiện hoạt động về môi trường của tổ chức.

Đánh giá tác động với môi trường, quy trình kiểm tốn, và tun bố kết quả phải được người thẩm tra của EMAS cơng nhận một cách chính thức. Tun bố có hiệu lực khi chúng được gửi tới cơ quan có thẩm quyền của EMAS để đăng ký. Và như vậy, tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng logo của EMAS một cách công khai.

Điều kiện được cấp EMAS đối với doanh nghiệp chưa đăng kí thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001

Các doanh nghiệp cùng một lúc phải thực hiện các cam kết theo EN ISO 14001 và EMAS. Những điều chỉnh đối với EMAS gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức đã đăng ký EN ISO 14001 khi đăng kí tham gia EMAS. Theo đó, những tổ chức này sẽ có những sự thay đổi không đáng kể để kết hợp những yếu tố căn bản cảu EN ISO 14001 với những đặc trưng của EMAS. Những bước bổ sung cho việc tham gia EMAS:

1. Xem xét lại môi trường ban đầu: Quy định của EMAS yêu cầu

thực hiện xem xét lại môi trường ban đầu để xác định những nét đặc trưng môi trường của tổ chức. Tuy nhiên, khi một tổ chức đã được cấp chứng chỉ

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

EN ISO 14001 (của EMS), nó khơng cần thiết phải xem xét lại về mơi trường một cách chính thức trong khi tiếp cận EMAS chừng nào mà các đặc trưng về môi trường được chỉ ra trong phụ lục VI của Luật vẫn được công nhận một cách đầy đủ trong giấy chứng nhận của EMS.

2. Tuyên bố về môi trường: Tổ chức tuyên bố các kết quả môi trường

dựa trên kết quả của việc kiểm toán đối với hoạt động của EMS. Tổ chức nên kiểm tra các kết quả này có đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được nêu ra trong phụ lục III của Luật, và nên kiểm tra tất cả các dữ liệu được tính tốn bởi hệ thống quản lý môi trường ở mức độ cần thiết, để đảm bảo rằng nó thể hiện một cách cơng bằng và đầy đủ đúng với tuyên bố về môi trường.

3. Xác nhận tuyên bố về môi trường và kết quả hoạt động môi trường: Để đạt đến sự tham gia vào EMAS, tun bố về mơi trường phải có

giá trị hiệu lực một cách độc lập. Quá trình này sẽ kiểm tra tuyên bố có đáp ứng những yêu cầu của phụ lục III của Luật và có sẵn một cách công khai.

Môi trường không bị ô nhiễm và sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường là mong muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới, khơng riêng gì Việt Nam. EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới và là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Rào cản môi trường của EU chính là các quy định và tiêu chuẩn mơi trường của EU đối với hàng nhập khẩu. Các quy định mơi trường này được cụ thể hóa bởi các Chỉ thị của Hội

Một phần của tài liệu Luận văn một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)