1.2 .3/Mục đích hoạt động
3.4.2/ Những biện pháp từ phía doanh nghiệp
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thực hiện một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng:
3.4.2.1/ Chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp.
Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường nông sản thế giới, không chỉ các doanh nghiệp nông sản Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp ở các quốc gia khác cũng cần quan tâm đến việc tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và vệ sinh an tồn thực phẩm đối với các hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt là đối với thị trường EU, để có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nơng sản xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU thì ngồi các tiêu chuẩn ISO, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Trước yêu cầu cấp thiết đó, các
Lớp: Kinh tế quốc tế 47
doanh nghiệp nông sản Việt Nam đã rất cố gắng để vượt qua các rào cản về tiêu chuẩn chất lượng và về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp chế biến nông sản đã chủ động tiếp cận những phương pháp công nghệ và quản lý an tồn vệ sinh tiên tiến. Q trình đổi mới trong chế biến phục vụ hoạt động sản xuất được tiến hành trên mọi mặt: từ nâng cấp các điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, thay đổi cách tiếp cận trong quản lý an toàn và chất lượng theo HACCP; từ quản lý sản phẩm cuối cùng sang quản lý tồn bộ q trình sản xuất, tăng cường năng lực của hệ thống thanh & kiểm tra; đổi mới các cách tiếp cận thị trường từ việc “bán cái mình có” sang “ bán cái khách hàng cần”, chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường… Nhiều doanh nghiệp đang xúc tiến mở rộng các nhà máy chế biến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế như công ty cổ phần chế biến nơng sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, nhờ có những thay đổi phù hợp mà đã đứng vững được bằng chính sức lực của mình trên thị trường thế giới.
3.4.2.2/ Đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường EU
Để thúc đẩy xuất khẩu nơng sản sang thị trường EU thì một yêu cầu tất yếu là các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu được nhu cầu, thị hiếu cũng như các quy định của thị trường này đối với nông sản nhập khẩu.
EU là một thiết chế siêu quốc gia độc đáo với 27 quốc gia thành viên, là một thị trường thống nhất chung nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt giữa các thành viên, đặc biệt là giữa EU15 với EU27 về tiềm lực kinh tế, phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng… EU là một thị trường thường xuyên thay đổi sở thích tiêu dùng, các yêu cầu của người tiêu dùng cũng như các quy định của EU với hàng nông sản nhập khẩu vơ cùng khắt khe.
Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Vì vậy, việc cập nhật thông tin về thị trường này là hết sức cần thiết trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4.2.3/ Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm nông sản
Trong những năm qua, vấn đề dư lượng chất bảo vệ thực vật trong các sản phẩm nông sản Việt Nam vẫn đang là một trong những vấn đề nhức nhối của tồn ngành mà đến nay có thể khẳng định là vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định cho phép của EU cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU. Các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đã nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề này, vì thế doanh nghiệp đã chú ý nhiều hơn nữa đến việc lựa chọn các hóa chất trong chế biến, bảo quản, đóng gói.. các sản phẩm nơng sản của mình khi xuất khẩu sang thị trường EU. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tìm kiếm các nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo, tạo ra mối liên hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp, và cũng theo dõi sát sao quá trình trồng trọt của nhà nơng. Cịn trong khâu chế biến, dựa vào các quy định về chất phụ gia cấm và hạn chế không sử dụng trong sản xuất kinh doanh nông sản mà Bộ, ngành đã ban hành ra, các doanh nghiệp lựa chọn những chất được phép sử dụng trong q trình bảo quản, chế biến, bao gói… Do vậy các sản phẩm nơng sản Việt Nam đã vượt qua được các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của EU. Cùng với sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp chế biến cũng như trước những yêu cầu của thị trường thì nhiều hộ nơng dân cũng tiềm các biện pháp để tạo ra các nguồn nguyên liệu sạch, tuy giá cả có thể tăng lên nhưng phải đảm bảo được chất lượng nguồn nguyên liệu. Nhiều hộ gia định đã liên kết với nhau để tìm ra các giống nơng sản tốt, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu sạch và đảm bảo. Có thể nói quy định
Lớp: Kinh tế quốc tế 47
của EU về vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm là rất khắt khe mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được hết; vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm vẫn đang là một vấn đề cần được hết sức lưu ý và cần sớm tìm được biện pháp hữu hiệu để giải quyết tận gốc.
3.4.2.4/ Nâng cao giá trị giá trị gia tăng trong các mặt hàng nông sản xuất sang thị trường EU
Đây là một trong những giải pháp giúp các doanh nghiệp nông sản Việt Nam vượt qua được các rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan. Trong những năm trước đây, sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU chủ yếu là các mặt hàng thơ, qua chế biến rất ít, do vậy giá trị mà nó đem lại cho ngành còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta đã và đang cố gắng để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là các dòng sản phẩm cap cấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân EU. Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG EU