Nhãn sinh thái

Một phần của tài liệu Luận văn một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 57 - 62)

1.2 .3/Mục đích hoạt động

3.3.4/ Nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái, cịn gọi là nhãn mơi trường, là loại nhãn mác cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại.

Khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh như tôm, cá tra, cá basa vào thị trường một số nước EU phải đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định về đảm bảo môi trường. Đối với các doanh nghiệp, chi phí phải bỏ ra để đáp ứng các loại tiêu chuẩn mơi trường áp dụng trong thương mại có thể lên tới 20% tổng chi phí. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường các nước này cần chú ý một số quy định và yêu cầu của nhà nhập khẩu.

3.3.4.1/ Thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ nhất là quy định đối với hàng hóa xuất khẩu thì khơng được chứa một vài chất nhất định theo yêu cầu của mỗi nước dẫn đến việc cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm với lý do bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đối với doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam khi xuất hàng vào EU phải chú ý đến những quy định của Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học và các quy định tại "Sách Trắng" của EU về an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là rào cản kỹ thuật rất cao của EU.

EU có một hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm đối với người dân. Một trong các thành viên của EU khi phát hiện thấy bất kỳ một sản phẩm nào khơng đảm bảo các thơng số về an tồn vệ sinh thực phẩm, nhất là sản phẩm cho người đều đưa lên mạng cảnh báo nhanh cho tồn cộng đồng và đình chỉ việc nhập khẩu, lưu thơng sản phẩm đó trên thị trường.

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

Một minh chứng cho hệ thống này đối với thực phẩm là mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam khi xuất vào EU bị phát hiện là nhiễm Chloramphenicol và sau đó thêm cả Nitrophuram. Ngay lập tức, EU đã ban hành lệnh kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh đối với mọi loại tơm nhập khẩu vào EU có nguồn gốc từ Việt Nam.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trong thị trường EU cần lưu ý ngay đến chính sách hóa chất mới của EU được áp dụng cho giai đoạn từ 2005 - 2012 trong mọi lĩnh vực có sử dụng hóa chất, từ cơng nghiệp giày, dép, dệt may đến chế biến thực phẩm phải nghiên cứu kỹ các quy định mới của EU về hóa chất. Vì việc thực hiện những quy định chính sách mới về hóa chất của EU sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải tuân thủ các quy định của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) thuộc Bộ Y tế Mỹ. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm được phép cưỡng chế các luật nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng về việc lương thực, thuốc men và dụng cụ y tế, mỹ phẩm. Sự liên quan của EPA đến xuất nhập khẩu chỉ giới hạn bởi các chất cặn độc hại, thuốc trừ sâu, diệt cơn trùng có hóa chất, vì cơ quan nay có một hệ thống thơng báo cho các nước nhận hàng được biết về các chất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và môi trường nước nhập khẩu.

Theo Đạo luật Liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (FFDCA), EPA có thẩm quyền quy định những giới hạn về dung sai đối với các chất được sử dụng làm thuốc trừ sâu trong thực phẩm và thức ăn gia súc hoặc quy định trường hợp miễn trừ yêu cầu về dung sai nếu mức độ dung sai đó khơng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. EPA phải đảm

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

bảo an tồn, và có thẩm quyền kiểm nghiệm nhiều loại cây cấy gen ở những tác động liên quan đến môi trường và nông nghiệp.

Nước Mỹ đã có kinh nghiệm áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên cơ sở khoa học các loại sản phẩm của cơng nghệ sinh học hiện đại, có nghĩa là việc kiểm nghiệm sản phẩm được tiến hành một cách minh bạch theo các tiêu chí khoa học phù hợp với sản phẩm đó.

3.3.4.2/Hàm lượng chất tái chế trong sản phẩm

Thứ hai là yêu cầu về hàm lượng chất liệu tái chế chứa đựng trong sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Với mục đích chủ yếu nhằm tạo ra cho thị trường các sản phẩm có chất lượng tốt, tạo điều kiện giảm giá thành, tiết kiệm chi phí bình qn trên một đơn vị sản phẩm.

Chẳng hạn với các sản phẩm gỗ hoặc giấy. Mặc dù các luồng thương mại trong buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới khá nhỏ, nhưng các biện pháp hạn chế thương mại đối với các sản phẩm gỗ đã được đề xuất nhằm giải quyết khía cạnh mơi trường của phá rừng. Các biện pháp hạn chế dự kiến được áp dụng đối với các hàng hóa sử dụng nhiều tài ngun do các nước có nguy cơ đánh mất tính đa dạng sinh học xuất khẩu và các nước hiện nay đang nhận lợi ích từ tính đa dạng sinh học tồn cầu nhập khẩu.

Công ước về buôn bán quốc tế đối với các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES ) là một ví dụ về thỏa thuận quốc tế dưới hình thức cấm đốn việc bn bán một số sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, kể cả một số loại gỗ. Các nước nhập khẩu gỗ còn đưa ra một số đề xuất nhằm chặn đứng hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới. Chính quyền địa phương ở Đức, Hà Lan, Áo đã thi hành lệnh cấm sử dụng các loại gỗ nhiệt đới.

Để hạn chế việc sử dụng bột gỗ nhằm bảo vệ môi trường, các nước EU quy định hàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm giấy trắng; các panen làm bằng gỗ nhập khẩu. Điều đó dẫn tới một số nước phải tăng

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

cường sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy trắng xuất khẩu sang EU. Về mặt thương mại, đây được xem là hạn chế thương mại của những nước có truyền thống chun mơn hóa sản xuất giấy từ bột gỗ.

Cịn tại Thụy Điển, Hội bảo vệ tài nguyên của Thụy Điển đã đánh giá tác động của sản phẩm tẩy rửa, giặt là được cấp nhãn sinh thái bán trên thị trường là xác định số lượng hóa chất gia dụng dùng cho máy giặt và rửa đĩa chén cũng như các loại xà phòng giảm từ 100.000 tấn xuống 85.000 tấn và 60% số thành phần hóa chất sử dụng trong tẩy rửa, xà phòng ngay lập tức được thay đổi. Hàm lượng phốt phát trong chất tẩy rửa của các sản phẩm này dẫn tới làm giảm các hợp chất có hại trong vùng nước bề mặt của Thụy Điển cũng như môi trường sống của cộng đồng dân cư. Điều đó là một biện pháp tốt để kích thích sự lựa chọn của người tiêu dùng.

3.3.4.3/ Yêu cầu về bao gói và dán nhãn hàng hóa

Các yêu cầu thứ 3 về bao gói hàng hóa thường được nhiều nước châu Âu áp dụng với tiêu chí bảo vệ môi trường, yêu cầu các nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng các loại chất dẻo, nhựa, sợi hóa học thay vì sử dụng sợi truyền thống vì họ cho rằng chất dẻo dễ tái chế hơn. Thứ tư là yêu cầu dán nhãn sinh thái đối với hàng hóa, yêu cầu này có tác động đối với hoạt động thương mại trên những góc độ khác nhau. Điều đó đem đến những tác động bất lợi đối với các loại sản phẩm nhập khẩu bị phân biệt đối xử, hay có thể coi đây là rào cản kỹ thuật đối với thương mại.

Chẳng hạn, đối với ngành giấy, đồ thủ công, mỹ nghệ ảnh hưởng tới yêu cầu về nhãn sinh thái có thể lớn hơn so với các lĩnh vực khác vì nó liên quan đến tài ngun rừng. Hàm lượng khí thải từ máy giặt, điều hịa có thể làm ảnh hưởng tới tầng ozon vì phải tuân thủ các quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy kiệt tầng ozon, quy định cấm này căn cứ vào quá trình sản xuất. Đây là yếu tố có tính chất rất quan trọng trong

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

khn khổ các ưu tiên và các chính sách mua sắm nguyên nhiên vật liệu của các nhà nhập khẩu tại các quốc gia phát triển. Các logo dán nhãn sinh thái sẽ được gắn cho loại sản phẩm nào thỏa mãn các tiêu chí đặt ra cho nhóm sản phẩm đó. Thực phẩm và đồ uống, dược phẩm không nằm trong phạm vi cấp nhãn của EU.

Có 9 nhóm sản phẩm được gắn nhãn của EU là: máy giặt; chất phụ gia bón cho đất; giấy toilet; bột giặt cho đồ dệt; sơn vẽ - véc ni nội thất; len và áo phông; giấy photo; tủ lạnh - tủ đá. Gần đây có 16 nhóm sản phẩm đang được chuẩn bị cho việc xây dựng tiêu chí là: chất cách ly; chất tẩy rửa bát đĩa; (dùng cho máy và dùng tay); chất làm sạch trong gia đình; pin và ắc quy; gạch - đồ gốm; keo xịt tóc; dầu gội đầu; máy tính cá nhân; ơtơ; giày; sản phẩm dệt (trừ áo thun); dịch vụ du lịch... EC đã phát hành các hướng dẫn sử dụng cho các thành viên, bao gồm: các thủ tục thiết lập các tiêu chí, các nguyên tắc chiến lược và các nguyên tắc liên quan đến chính sách, sử dụng phân tích vịng đời vào nhãn sinh thái.

3.1.4.4/ Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm

Yêu cầu thứ 4 này có tác động đến mơi trường của nước sản xuất nhưng khơng tác động gì tới môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, một số nước phát triển có xu hướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu. Yêu cầu này đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vì việc triển khai thực hiện yêu cầu này là hết sức khó khăn do thiếu sự quản lý đồng bộ và theo dõi đầy đủ các tác động của mơi trường trong q trình sản xuất và chế biến. Những quy định này đang và sẽ có tác động khơng nhỏ đến thương mại và phát triển hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Ví dụ như trong ngành thủy sản, nông sản Việt Nam (tôm, cá basa, gạo, chè, cà phê, hạt điều...) đều khơng được dùng các hóa chất tẩy rửa có độc tố hay thuốc trừ sâu, trong q trình ni trồng, chế biến. Việt Nam

Lớp: Kinh tế quốc tế 47

trong thời gian qua đã phải đầu tư hơn cho việc kiểm tra hàm lượng thuốc trừ sâu và thuốc kháng sinh có trong sản phẩm. Trường hợp trong sản phẩm bị phát hiện có những thành phần này thì khách hàng có quyền từ chối nhập khẩu. Ở Đức yêu cầu nhà cung cấp hoặc thương gia phải có tun bố sản phẩm của mình khơng có một số hóa chất nhất định.

Từ đó có thể khẳng định rằng nhãn sinh thái là một trong những vấn đề có tính thời sự cao trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đang ở trong giai đoạn đàm phán để gia nhập WTO, việc tự nguyện tham gia các chương trình cấp nhãn sinh thái có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn một số biện pháp vượt rào để thúc đầy xuất khẩu nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)