Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 35 - 37)

Đơn vị tính: %

Cơ cấu 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nông – Lâm - Thủy

sản 38,70 38,4 34,5 35,3 37,10 31,63

Công nghiệp – Xây

dựng 12,10 12,3 12,8 12,4 11,50 11,51

Dịch vụ. 49,20 49,3 52,7 52,3 51,40 56,86

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh An Giang năm 2008 và 2009

2. 2. Lịch sử phát triển ngành Thủy sản tỉnh An Giang

2.2. 1. Nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS)

Nghề nuôi cá tra, basa được coi là nghề truyền thống ở An Giang. Trong những năm đầu của thập niên 70, ngành thủy sản ở An Giang chỉ có hai dạng: đánh bắt và nuôi trồng. Nghề đánh bắt thủy sản trên sông là chài lưới, vó, câu, chất chà, đặt đáy khai thác cá tra bột, câu cá basa giống... Nghề nuôi

thủy sản có hai dạng ương cá tra bột, ni cá tra trong ao và nuôi cá trong lồng bè. Trong thập niên 70 và 80, đa số ngư dân nuôi cá chỉ sử dụng thức ăn tự chế, không đảm bảo thành phần và chất lượng dinh dưỡng cho cá phát triển, giống cung ứng cho người ni hồn tồn lệ thuộc vào thiên nhiên, ngư dân khơng đủ cá giống đảm bảo kích cỡ đồng đều để ni, hình thức ni chủ yếu là quảng canh và bán thâm canh và cá chỉ để tiêu thụ thị trường nội địa, chưa có xuất khẩu. Sang những năm đầu của thập niên 90, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước tăng cao và đặc biệt là thị trường nước ngồi cũng có nhu cầu rất lớn, đầy tiềm năng. Tỉnh mạnh dạn đầu tư xây dựng 02 nhà máy chế biến đơng lạnh thủy sản xuất khẩu và đây có thể được coi là dấu mốc lịch sử của nghề nuôi cá tra, basa ở An Giang. Vào thời gian đầu hoạt động, nguồn nguyên liệu trong tỉnh chưa đáp ứng đủ nên nhà máy phải mua nguyên liệu thêm từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Để tiến theo kịp với nhu cầu chế biến, nghề nuôi thủy sản của tỉnh đã chuyển sang hình thức ni thâm canh như đóng thêm bè lớn, ni cá tra trong ao với mật độ cao và cho cá ăn bằng thức ăn tự chế. Ngoài cá tra, basa là 2 đối tượng ni chính, thì một số lồi thủy sản khác như cá lóc, cá trê, cá hường, … cũng được bà con ni nhưng với diện tích và sản lượng nuôi không đáng kể, chủ yếu tiêu thụ tại chợ ở địa phương.

Vào cuối những năm 90 trước nhu cầu ngày càng cao về con giống, nguồn giống cung cấp từ tự nhiên không thể đáp ứng về số lượng, thì việc cho cá tra, basa sinh sản nhân tạo thành công thay cho nguồn giống vớt từ tự thiên được coi là bước ngoặc của nghề nuôi cá tra, basa ở An Giang. Để tạo sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của nghề nuôi cá tra, basa, tỉnh đã đầu từ xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Song song đó, tỉnh cũng chủ trương đa dạng hóa giống lồi ni như hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh, cá rơ phi dịng gift, cá lóc, cá lăng nha, cá sặc rằn, ếch Thái Lan …và việc nghiên cứu thành công nuôi cá tra thịt trắng trong ao đất vào cuối năm 2002 để xuất khẩu và hạ giá thành so với cá tra nuôi bè đã mở ra bước ngoặc thứ 2 trong nghề

nuôi cá tra ở An Giang, đưa diện tích ni và sản lượng thủy sản xuất khẩu của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm và trở thành nguồn thu kim ngạch xuất khẩu chính của tỉnh. Năm 2000, diện tích ni tơm là 5,5 ha, sản lượng đạt 5,4 tấn (năng suất bình qn 0,98 tấn/ha/vụ); diện tích ni cá là 1.209,44 ha, sản lượng đạt 80.032 tấn (năng suất bình qn 66,17 tấn/ha). Năm 2004 diện tích ni tơm là 560 ha, sản lượng thu hoạch là 651 tấn (năng suất bình qn 1,16 tấn/ha); diện tích ni cá là 1.217,15 ha, sản lượng cá thu hoạch 152.507 tấn (năng suất bình quân 125,3 tấn/ha) và đến năm 2008, diện tích ni tơm là 597,7 ha, sản lượng thu hoạch là 1.297 tấn (năng suất bình quân là 2,17 tấn/ha); diện tích ni cá là 1.471,8 ha, sản lượng cá thu hoạch là 313.739 tấn (năng suất bình quân 213,17 tấn/ha).

Như vậy, sau 4 năm sản lượng tôm nuôi tăng gấp 240 lần (năng suất ni tơm/đơn vị diện tích tăng gấp 2,2 lần); sản lượng cá nuôi tăng gần 4 lần (năng suất cá ni/đơn vị diện tích tăng 1,7 lần).

Vào năm 2004, khi quy trình ni cá tra thịt trắng trong ao đất đã tương đối hoàn thiện và được phổ biến, chuyển giao rộng rãi cho các cơ sở, nông dân ni cá trong Tỉnh cũng như các tỉnh ĐBSCL, thì xu hướng ni cá tra ao hầm với mật độ cao ngày càng phát triển và số lượng bè ni có xu hướng giảm dần, đặc biệt là các bè nuôi cá tra, basa từ từ chuyển sang nuôi các lồi cá khác như cá lóc, rơ phi, điêu hồng, cá hú ….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)