Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH, CƠNG NGHỆ
1. 5 2 Chuyển giao công nghệ trong ngành chế biến thủy sản
2.3. 2 Lĩnh vực chế biến thủy thủy sản đông lạnh
Chế biến thủy sản đông lạnh ở An Giang là một trong những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động và mang lại nguồn kim ngạch xuất khẩu chính của tỉnh. Sản phẩm thủy sản đơng lạnh của tỉnh đã xuất khẩu qua 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thị trường xuất khẩu chính là châu Âu, Nga, Ucraina và Mỹ. Do đó, vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm ngày càng địi hỏi nghiêm ngặt, vì vậy, cơng nghệ - thiết bị chế biến đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu về an toàn và chất lượng sản phẩm mà khách hàng đặt ra.
Hiện nay, phương pháp đông lạnh đã được phát triển thành nhiều công nghệ khác nhau, từ ướp lạnh đến đông lạnh trong tủ đơng và đơng lạnh nhanh.
Nói chung, các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh cao chính là các yếu tố quyết định mức độ hiện đại của công nghệ.
Theo kết quả điều tra về trình độ cơng nghệ của tỉnh An Giang năm 2006 thì ngành chế biến thủy sản đơng lạnh là ngành có trình độ cơng nghệ cao nhất, ở mức 3, đạt trình độ khá. Đa số các nhà máy đều thành lập sau năm 2000, nên các máy móc thiết bị đều được đầu tư mới và lắp đặt đồng bộ của các hãng chuyên ngành nổi tiếng như: Mycom, Nissin (Nhât), Bizzer (Đức), Trane (Mỹ) và Gram (Đan Mạch). Sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới [8, tr. 132-135]. Các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư, cải tiến, nâng cơng suất chế biến, đa dạng hóa với gần 70 mặt hàng từ thủy sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Hầu hết, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đều đạt chứng nhận quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, SQF 2000, chứng nhận HALAL của tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, Code xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU,….
Kết quả khảo sát ở 5 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh Qua kết quả khảo sát ở 5 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh đều cho thấy việc chuyển giao, thu nạp cơng nghệ chủ yếu qua hình thức mua
sắm máy móc, thiết bị hoặc hệ thống dây chuyền thiết bị. Vì vậy, một phần quan trọng của tri thức công nghệ nhận chuyển giao là được thu nạp thông qua mua sắm máy móc, thiết bị và tích lũy kiến thức khi vận hành các máy móc, thiết bị đó. Hiện nay, có một số nhà máy chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu (Như Nam Việt) đã đầu tư cơ giới hóa các khâu từ xử lý nguyên liệu ban đầu cho đến khâu lạng da cá để giảm bớt các công đoạn lao động thủ công nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thơng qua hợp đồng mua bán máy móc thiết bị, theo đó bên bán thường đảm nhận ln phần lắp đặt và cử cán bộ kỹ thuật của họ xuống tận xí nghiệp đào tạo, hướng dẫn bên mua vận hành trong một thời gian xác định được ghi trong hợp đồng. Hết thời gian đào tạo, các nhân viên kỹ thuật của bên mua phải vận hành và làm chủ được công nghệ thiết bị, đảm bảo các thông số kỹ thuật như ghi trong hợp đồng.
Các máy móc thiết bị nhập khẩu được ưu đãi về thuế nhập khẩu, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.
Bình quân lao động có mức lương từ 1.500.000 đ – 2.800.000 đ/người/tháng (từ năm 2006 – 2008). Sản phẩm chủ yếu tập trung vào sản xuất chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra như cá tra fillet các loại, cá tra nguyên con, cá tra lăn bột các loại cấp đông, cá tra cắt khúc các dạng lăn bột, các loại chiên chín cấp đơng, cá các loại tẩm gia vị nấu chín tổng hợp, chả cá các loại, xúc xích lạp xưởng cá các loại… Trong đó, doanh thu cá tra fillet các loại chiếm từ 75 - 90% doanh thu trung bình hằng năm của Cơng ty. Ngồi ra, trong q trình chế biến, Cơng ty cịn có một số phụ phẩm khác như: đầu cá, mỡ cá, xương, da cá ... Tuy nhiên, doanh thu từ các phụ phẩm này thường chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng từ 5 - 10%.
Về chính sách đào tạo và nâng cao tay nghề: Cả 5 Công ty được khảo sát đều rất chú trọng đến công tác đào tạo và tự đào tạo cho nhân viên trong
nhà máy chế biến, Công ty chủ yếu đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân. Đối với các các cán bộ quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, văn phòng, tùy theo u cầu cơng việc Cơng ty đều có kế hoạch đào tạo nhân lực và đài thọ tồn bộ chi phí đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, tỷ lệ lao động có trình độ Đại học từ 3 – 4%, Cao đẳng và Trung cấp là 4 – 7%, còn lại là lao động phổ thông.
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish)
Tiền thân của nó là 2 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh đầu tiên của An Giang, được xây dựng và đi vào hoạt động vào những năm đầu của thập niên 90. Hiện nay Cơng ty có 5 xí nghiệp trực thuộc, với 3.690 lao động.
Sản phẩm cá đông lạnh của Công ty được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001 :2000, GMP, SQF 2000, BRC, được cấp mã code vào thị trường EU. 2 Xí nghiệp đơng lạnh 07 và đơng lạnh 08 có hệ thống thiết bị chính là cơng nghệ đông tiếp xúc, với công suất 12 tấn/mẻ ; hệ thống cấp đông băng chuyền nhanh (IQF) với công suất 1.800 kg/h, sử dụng công nghệ tạo nước đá vảy nên cá đông lạnh được bảo quản tốt hơn, không bị mất chất dinh dưỡng trong thịt cá và hệ thống kho trữ đông với năng lực 1.600 tấn thành phẩm. Cơng suất 02 xí nghiệp 350 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương lượng nước thải ở 2 xí nghiệp này là khoảng 3.000 m3/ngày, trong khi hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000 m3/ngày cho cả 2 xí nghiệp. Do trong q trình sản xuất cơng ty đầu tư nâng cấp 2 xí nghiệp này từ 160 tấn nguyên liệu/ngày lên 350 tấn/ngày vào cuối năm 2006. Đến năm 2009, công ty mới đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải ở 2 xí nghiệp này với cơng suất 3.200 m3/ngày đêm.
- Công ty cổ phần Nam Việt (NAVICO)
Cơng ty có 2 nhà máy trực thuộc với cơng suất thiết kế là 500 tấn cá nguyên liệu/ngày. Vì nhà máy đi vào hoạt động từ năm 2001, nên Vinaco đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ với lượng lớn dây chuyền, băng tải chuyển, hệ thống làm lạnh hiện đại như hệ thống băng chuyền cấp đông
Mycom (Nhật Bản), máy mạ băng tái đông Dantech (Singapore) với công suất 500 kg/giờ/máy. Ngồi ra, Cơng ty cịn có 3 nhà máy phụ trợ là nhà máy bao bì, nhà máy chế biến phụ phẩm, nhà máy sản xuất nước đá với tổng số lao động 4.551 người.
Hiện Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP, GMP, SQF. Ngồi ra, sản phẩm của Cơng ty còn đạt chứng nhận HALAL của tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, Code xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU.
Vào những năm 2004 – 2007, Công ty hoạt động với cơng suất bình qn 350 tấn nguyên liệu/ngày, tương đương với lượng nước thải là 3.000 m3/ngày, trong khi đó cơng suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải 400 m3/ngày. Đến giữa năm 2008, Công ty mới đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải với công suất 3.000 m3/ngày.
- Công ty cổ phần NTACO
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động cuối năm 2003 với công suất 50 tấn nguyên liệu/ngày, thu hút trên 1.000 lao động. Năm 2005, Công ty đầu tư nâng cấp thiết bị mở rộng sản xuất với công suất 100 tấn nguyên liệu/ngày và lưu lượng nước thải khoảng 900 m3/ngày, thu hút trên 1.600 lao động.
Đến giữa năm 2006 Công ty mới đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải với công suất 1.000 m3/ngày.
Công nghệ, thiết bị của Công ty được đầu tư trang bị hiện đại, nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến như công nghệ đông tiếp xúc, băng tải chuyền; hệ thống cấp đông băng chuyền nhanh (IQF) …được nhập từ Nhật Bản, Anh và Đức, sử dụng công nghệ tạo nước đá vảy. Hiện Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, HACCP, SQF. Ngoài ra, sản phẩm của Cơng ty cịn đạt chứng nhận HALAL của tổ chức cộng đồng người Hồi giáo, Code xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU, BRC (British Retail Consortium Global Standard Food - tiêu
chuẩn thực phẩm toàn cầu của tập đoàn bán lẻ Anh Quốc), IFS – tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế do Hiệp hội các nhà bán lẻ Đức và Pháp ban hành.
NTACO là Công ty duy nhất trong tỉnh An Giang có vùng nguyên liệu sản xuất cá tra sinh thái theo đơn đặt hàng của Hiệp hội các nhà bán lẻ Đức.
- Công ty cổ phần Việt An
Công ty cổ phần Việt An bắt đầu đi vào hoạt động năm 2005, thu hút trên 2.000 lao động, với 2 xí nghiệp chế biến cá tra đông lạnh, công suất 200 tấn nguyên liệu/ngày. Lưu lượng nước thải khoảng 1.500 m3/ngày. Công nghệ thiết bị chính của Cơng ty là hệ thống cấp đông băng chuyền siêu tốc IQF 500kg/h/1; hệ thống tủ đông tiếp xúc công suất 2.000kg/h/.
Năm 2007, Công ty đã đầu tư và đưa vào vận hành 02 hệ thống xử lý nước thải ở 2 xí nghiệp với công suất mỗi trạm xử lý là 600 m3/ngày.
Công ty Cổ phần Việt An đã được cấp các giấy chứng nhận ISO 9001:2000; HACCP; HALAL; SQF 2000; BRC; IFS; EU CODE DL 359; EU CODE DL 75; SQF 1000.
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sàn Cửu Long
Nhà máy chế biến thủy sản đơng lạnh của Cơng ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2005, thu hút trên 1.200 lao động. Nhà máy có cơng suất chế biến khoảng 100 tấn cá nguyên liệu/ngày, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhập từ Châu Âu bao gồm một số hệ thống máy móc thiết bị chính như: hệ thống băng chuyền cấp đơng IQF của hãng Sandvik (Thụy Điển), tủ đông tiếp xúc sản xuất ở Đan Mạch, hệ thống đá vảy của Pháp, hệ thống kho lạnh, hệ thống máy nén, giàn ngưng, băng chuyền IQF, …Lưu lượng nước thải của Công ty khoảng 900 m3/ngày. Công ty đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải với công suất 1.000 m3/ngày vào năm 2006.
Hiện nay, Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và các chứng nhận chất lượng sản phẩm sau: ISO 9001:2000, HACCP, SQF 2000, Code xuất khẩu vào EU, HALAL.
Kết luận:
Phổ biến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào phát triển nông nghiệp – nông thôn và chế biến nông – thủy sản là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta hiện nay nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, đặc biệt là ngành thủy sản, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp - nông thôn mà Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ và được thực hiện thơng qua các Chương trình, kế hoạch, dự án phát triển nông nghiệp - nông thôn và hoạt động khuyến ngư, đồng thời thu hút được các tổ chức trong và ngoài nước tham gia chuyển giao hoặc hỗ trợ kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ cho địa phương làm đa dạng hóa các kênh chuyển giao cơng nghệ trong NTTS và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản đầu tư và mở rộng sản xuất.
Chƣơng 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC