1 Hồn thiện chính sách vĩ mơ của Nhà nước bổ sung các giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 81 - 87)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH, CƠNG NGHỆ

3. 1 Hồn thiện chính sách vĩ mơ của Nhà nước bổ sung các giả

pháp hỗ trợ đồng bộ cho quá trình thực hiện và quản lý

Trên cơ sở những nguyên nhân chính như đã phân tích ở trên, Tác giả đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách và hướng đến phát triển bền vững.

- Tăng cường quản lý chất lượng đàn cá bố mẹ và cá giống trên phạm vi toàn Tỉnh và khu vực ĐBSCL.

Chất lượng con giống là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành cơng của nghề ni cá tra/basa. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy

ương, ni chủ lực của Tỉnh thì cũng cần có các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng và đầu tư mua sắm trang thiết bị để đảm nhận hiệu quả chức năng quản lý chất lượng thủy sản trong nuôi trồng, nhất là chất lượng đàn cá bố mẹ ở các cơ sở sản xuất giống tư nhân, đặc biệt là vào những thời điểm phát triển phong trào ương, ni cá hoặc thời điểm chính vụ cung cấp cá bột và cá giống cho các cơ sở ương, nuôi trong Tỉnh và khu vực ĐBSCL.

- Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ, quản lý chất lượng thủy sản nuôi trồng, để nâng cao năng lực giao công nghệ, quản lý chất lượng thủy sản nuôi trồng, để nâng cao năng lực chuyển giao, quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời kỳ hội nhập.

Vì hiện nay, nhân lực quản lý chất lượng thủy sản còn rất thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Nhân lực kỹ thuật trực tiếp chuyển giao công nghệ chủ yếu là lực lượng khuyến ngư, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản của Tỉnh hầu hết cịn trẻ, mới ra trường họ rất nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm và cách truyền đạt cho nơng dân dễ hiểu. Vì vậy, họ cần phải được đào tạo kỹ năng truyền đạt cho nơng dân cũng như nâng cao trình độ chun mơn để đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện nay.

- Phát huy tốt vai trò của Ban Điều hành Phát triển sản xuất và Tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là thông tin về thị trường.

Ban Điều hành phát triển sản xuất và Tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thực hiện quy hoạch ở từng tỉnh để có những điều chỉnh kịp thời khi phát hiện thấy những vấn đề bất cập ở dự án quy hoạch hoặc ở khâu thực hiện. Việc thực hiện quy hoạch phải đảm bảo được thực hiện đồng bộ ở tất cả các tỉnh nằm trong dự án quy hoạch, vì nếu khơng có sự liên kết thực hiện đồng bộ giữa các Tỉnh sẽ khó kiểm sốt được số lượng, chất lượng con giống và sản lượng cá thương phẩm, từ đó dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng ngun liệu mà thực

tế đã từng xảy ra ở tất cả các tỉnh có ni cá tra trong vùng ĐBSCL trong những năm 2006 - 2008.

Để người dân hiểu và ủng hộ việc thực hiện quy hoạch của Tỉnh thì cơng tác tun truyền về thông tin quy hoạch phát triển thủy sản của mỗi Tỉnh là rất quan trọng và cần được tăng cường trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cung cấp thông tin thị trường sắp tới để khuyến cáo diện tích ương ni tối đa, phù hợp với nhu cầu của thị trường cả về số lượng lẫn chất lượng ở mỗi vụ nuôi là rất cần thiết nhằm tạo ra vùng nguyên liệu ổn định và bền vững.

- Tiếp tục đầu tư kinh phí nghiên cứu hồn thiện cơng nghệ mới chuyển giao cho nông dân

Đối với một số công nghệ sản xuất giống hoặc ương ni thủy sản có giá trị kinh tế cao mới được nghiên cứu thành công ở khu vực R&D, chưa kiểm nghiệm tính ổn định ở quy mô sản xuất nhỏ, hoặc chưa kiểm nghiệm tính ổn định và thích nghi với điều kiện tự nhiên ở nơi chuẩn bị chuyển giao thì việc xây dựng mơ hình sản xuất thử nghiệm bằng ngân sách Nhà nước hoặc do các doanh nghiệp tài trợ và lựa chọn những nơng dân nhiệt tình, ham học hỏi để cùng tham gia thực hiện trước khi nhân rộng mơ hình, người dân tham gia có thể lo diện tích đất để thực hiện mơ hình, cơng sức chăm sóc hoặc được trả công một phần, cịn tồn bộ chi phí sản xuất như giống, thức ăn, thuốc, hóa chất xử lý, kỹ thuật …do bên chuyển giao (chủ yếu là Viện, Trường, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống Thuỷ sản của Tỉnh, Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia cũng như Trung tâm Khuyến ngư của Tỉnh hoặc doanh nghiệp) đảm nhận. Bởi vì nếu đang trong thời gian xây dựng mơ hình xảy ra rủi ro, người dân tham gia mơ hình cũng khơng thấy mình bị thiệt hại nhiều lắm và ngược lại nếu mơ hình thành cơng thì đây sẽ là điểm thực hành chuyển giao và nhân rộng mơ hình lý tưởng, trong đó người dân đầu tiên tham gia thực hiện mơ hình này sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển giao nhân rộng mơ hình ở địa phương, vì đa số nơng dân chỉ hưởng ứng học hỏi

lại rất thích học hỏi kinh nghiệm từ nông dân khác hơn là học trực tiếp từ cán bộ kỹ thuật.

- Cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho nơng dân khi gặp những rủi ro trong thời gian đầu tiếp nhận công nghệ

Đối với những rủi ro khiến cơ sở sản xuất bị thua lỗ trong thời gian đầu tiếp nhận công nghệ như dịch bệnh không thể khống chế được, thiên tai, thị trường biến động bất lợi mà không thể dự báo trước được thì chính sách của Nhà nước hỗ trợ kịp thời một phần kinh phí cho cơ sở để giúp họ có điều kiện tái đầu tư sản xuất là rất quan trọng, đồng thời cịn là niềm tin của nơng dân đối với các chính sách của Nhà nước.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chế biến có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trên cơ sở ưu tiên và đảm bảo lợi ích cho các cơ sở ương ni áp dụng công nghệ sạch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thực tế cho thấy, khi giá cả thị trường biến động theo hướng bất lợi thì chỉ có nơng dân – người ni là chịu thiệt thịi, bị thua lỗ. Bởi vì khi giá xuất khẩu thấp (chưa kể một số doanh nghiệp do cạnh tranh thiếu lành mạnh đã tự hạ giá, chào bán giá thấp, rồi tự động hạ giá nguyên liệu, ép giá người ni), thì các doanh nghiệp chế biến sẽ tự hạ giá thu mua nguyên liệu, trong khi giá thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá thì ngày càng tăng.

Vì vậy, để bảo vệ lợi ích chính đáng của nơng dân, thiết nghĩ Nhà nước cần có chính sách quy định giá sàn phù hợp ở từng thời điểm để đảm bảo mức tối thiểu cho nơng dân có một khoản lợi nhuận phù hợp, khơng bị thua lỗ. Ưu tiên cho các doanh nghiệp chế biến có ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, nhất là những cơ sở áp dụng công nghệ ương nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế như SQF 1000, Global Gap được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hóa theo Hợp đồng.

Bên nào vi phạm hợp đồng, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Hiện nay, có một số vùng ni thủy sản thâm canh tập trung vẫn chưa được Nhà nước đầu tư hệ thống thủy lợi mà chủ yếu vẫn do người dân tự đào kênh dẫn nước từ sông hoặc từ các kênh cấp 1 và cấp 2 vào ao nuôi, Đối với vùng nuôi thủy sản thâm canh tập trung, nhà nước cần đầu tư hệ thống thủy lợi tách bạch riêng biệt giữa kênh cấp và kênh thoát, để tránh làm nguồn nước lấy vào ao bị ô nhiễm, nhất là những đợt xảy ra dịch bệnh. Đồng thời Nhà nước cũng dễ hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bùn thải tập trung ở cuối kênh cấp (gần nguồn tiếp nhận) để giảm chi phí cho các hộ ương, ni.

Giải pháp dùng hệ thống thủy lợi nối kết các ao nuôi và ruộng lúa, vườn cây tạo môi trường sinh thái, phát triển bền vững: Hệ thống thủy lợi sẽ đảm bảo cho vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản kết hợp với phát triển nông nghiệp thành vùng phát triển sinh thái tự nhiên, phát triển trên nguyên tắc bền vững về môi trường, giảm giá thành trong sản xuất. Mơ hình của hệ thống thủy lợi như sau: đầu tiên là nước cấp cho nuôi trồng thủy sản, các ao nuôi thủy sản sẽ thải ra hệ thống kênh nước thoát, nước từ kênh này cung cấp nước cho nông nghiệp, các ruộng lúa hoặc cây trồng khác sẽ lấy nguồn nước và bùn trên vừa để canh tác vừa làm nhiệm vụ xử lý chất thải cho ni trồng thủy sản. Đây là mơ hình kinh tế nhất vì tận dụng được một lần bơm nước cho nông nghiệp , một giải pháp xử lý chất thải hoàn toàn bằng sinh ho ̣c.

- Nhà nước hỗ trợ tạo lập kênh thông tin từ các doanh nghiệp cung cấp

dịch vụ tư vấn giải pháp tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong Tỉnh.

Hỗ trợ thông qua việc tổ chức tập huấn, Hội thảo định kỳ về các giải pháp, thiết bị tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp

chế biến thủy sản trong Tỉnh tham dự.

- Xử lý kịp thời và nghiêm khắc đối với bất cứ doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh nào khi đi vào hoạt động mà chưa vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp khi đi vào hoạt động đã được hưởng ưu đãi đầy đủ các chính sách theo quy định của Nhà nước và địa phương nhưng họ lại thường không thực hiện nghĩa vụ về Luật Bảo vệ môi trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân ở trên địa bàn và vùng lân cận, chỉ đến khi gây ô nhiễm nghiêm trọng, người dân đồng loạt lên tiếng và gởi đơn đến các cơ quan chức năng thì cơ quan quản lý mới vào cuộc và có nhiều vụ xử lý cũng chưa nghiêm. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần kiểm tra ngay khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động, nếu doanh nghiệp đi vào hoạt động mà chưa hoàn thiện và vận hành hệ thống xử lý nước thải thì kiên quyết cho ngưng hoạt động, đến khi nào doanh nghiệp đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải mới cho doanh nghiệp hoạt động. Vấn đề này cần có sự phối hợp, kiểm tra kịp thời của chính quyền địa phương – nơi doanh nghiệp hoạt động, có như vậy mới có thể ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu, khơng để trình trạng gây ơ nhiễm trầm trọng rồi mới xử lý như hiện nay.

- Tiếp tục nghiên cứu giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi thế canh tranh.

Thức ăn luôn chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cầu giá thành sản phẩm. Theo tính tốn của đa số nơng dân ni cá thì thức ăn ln chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu giá thành, thường chiếm khoảng 70 – 80% giá thành sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian qua, giá thức ăn cho cá không ngừng tăng lên, nhưng giá cá thương phẩm cũng như cá giống lại không tăng, hoặc tăng với tỷ lệ rất thấp làm cho tỷ lệ lợi nhuận của người ni có xu hướng ngày càng giảm, thậm chí bị thua lỗ. Theo số liệu của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn An Giang, năm 2003, giá bán trung bình của cá tra nguyên liệu là 7.000 đồng/kg, giá thành sản xuất khoảng 4.500 đồng/kg. Hai mức giá này tương ứng ở năm 2005 là 10.000 đồng/kg và 8.000 đồng/kg; năm 2007 là 13.500 – 14.000

đồng/kg và 12.000 – 13.000 đồng/kg... Đến tháng 6-2010, giá cá tra nguyên liệu trung bình trên thị trường là 15.500 - 16.200 đồng/kg nhưng giá thành sản xuất đã ở mức trên 16.200 đồng/kg.

Vì vậy, vấn đề nghiên cứu giảm chi phí thức ăn trong cơ cấu giá thành sản phẩm cho nông dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách chuyển giao công nghệ đến sự phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh an giang (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)